- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Na: chữa lỵ và ỉa chảy
Na: chữa lỵ và ỉa chảy
Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Na, Mãng cầu, Mãng cầu ta, Màng cầu dai - Annona squamosa L., thuộc họ Na - Annonaceae.
Mô tả
Cây cao 2-8m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6 -7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng.
Bộ phận dùng
Rễ, lá, quả, hạt - Radix, Folium, Fructus et Semen Annonae Squamosae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở quần đảo Angti, được đem vào trồng ở nước ta lấy quả ăn. Thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là Na dai. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong ðó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô ðịnh hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.
Tính vị, tác dụng
Quả Na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm ỉa chảy.
Công dụng
Quả Na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá Na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị xích lỵ cấp tính; lá dùng trị trẻ em lòi dom; quả dùng trị phù thũng ác tính.
Ở Thái Lan, lá tươi và rễ dùng trị chấy, mụn nhọt, nấm tóc và lang ben.
Ở Ân Độ, rễ được dùng gây xổ; hạt, quả và lá dùng diệt côn trùng, duốc cá, diệt chấy; hạt kích thích và gây sảy thai.
Đơn thuốc
Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả Na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào 2 bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.
Nhọt ở vú: Quả Na điếc mài với dấm bôi nhiều lần.
Sốt rét cơn lâu ngày. Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.
Mụn nhọt sưng tấy: Lá Na, lá Bồ công anh, cũng giã đắp.
Giun đũa chòi lên ợ ra nước trong: Dùng một nắm rễ Na mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra.
Trừ chấy, rận: Giã nhỏ hạt lấy nước gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt Na trộn với rượu hoặc giấm mà ṿ vào đầu, xát vào chân tóc, bịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc.
Bài viết cùng chuyên mục
Nấm mối: tác dụng ích vị
Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Mồng tơi núi, cây thuốc
Hoa dài 2cm, màu trắng, không cuống; lá bắc thon, có lông nhung; ðài hình nón, có 5 lá đài hình trái xoan; tràng hợp dính một ít, có 5 thùy trắng, thon, có màng
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy
Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá
Mô ca, thuốc chữa các vết thương
Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày
Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng
Đa Talbot, cây thuốc chữa loét
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt
Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Cỏ lết: cây thuốc trị giun
Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho
Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Lù mù, chữa kiết lỵ
Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.