- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mướp: thanh nhiệt giải độc
Mướp: thanh nhiệt giải độc
Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mướp, Mướp ta - Luffa cylindrica (L.) thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả
Cây thảo leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Mùa hoa quả tháng 8-10
Bộ phận dùng
Xơ Mướp - Retinervus Luffae Fructus, thường gọi là Ty qua lạc. Quả tươi - Fructus Luffae, thường gọi là Sinh ty qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Cây được trồng rất rộng rãi ở khắp nước ta lấy quả ăn. Thường thì ta ăn quả còn non, dùng nấu canh hay xào ăn. Nếu đã già quả có nhiều xơ, thì ta loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ Mướp.
Thành phần hóa học
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tuơi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin.
Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tính vị, tác dụng
Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.
Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.
Công dụng
Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
Xơ Mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.
Lá dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng khát; dùng ngoài trị vết thương chảy máu ghẻ lở, bệnh mụn.
Hạt dùng trị ho nhiều đờm, giun đũa, đái khó.
Dây Mướp dùng trị đau lưng, ho, viêm mũi, viêm nhánh khí quản.
Rễ dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi.
Đơn thuốc
Ít sữa: Người ta dùng chân giò lợn nấu với Mướp để ăn.
Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông hoặc không hành kinh được, máu xung lên tâm, dùng: Xơ Mướp đốt tồn tính uống vào lúc sáng, trưa, đói lòng, với rượu.
Chữa tắc tia sữa: Dùng quả Mướp khô cả hạt, đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g và dùng xoa bóp ngoài.
Bài viết cùng chuyên mục
Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Chạ bục: thuốc trị ho gà
Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.
Lá men: thuốc làm men rượu
Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.
Khế: thuốc trị ho đau họng
Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.
Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp
Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Lan san hô, thuốc chống độc
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc
Lá buông, cây thuốc
Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên
Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con
Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Địa tiền, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, lở chân, bệnh nấm ngoài da, Thường dùng ngoài giã tươi xoa đắp hay tán bột rắc
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau
Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương
Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Đỗ trọng dây vỏ hồng: cây thuốc trị bệnh bạch bào sang
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.
Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.
Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Ổ chim: làm thuốc giảm đau
Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau