- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mướp khía, Mướp tàu - Luffa acutangula (L.) Roxb., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm có thân leo dài 3-6m, phân nhánh nhiều, thân to tới 2cm, có nhiều rãnh. Lá đơn mọc so le, màu lục, dạng tim, dài 15-20cm hay hơn tới 30cm và rộng tới 25cm, mép lá có răng to; tua cuốn chia 5 nhánh. Hoa đơn tính, các hoa đực mọc thành chùm, mỗi hoa đều có một lá bắc màu lục; đài hoa màu trắng lục dính nhau ở gốc; các cánh hoa màu vàng sáng, cũng dính nhau ở gốc. Có 5 nhị, một nhị rời và 4 nhị có chỉ nhị dính nhau từng đôi một. Hoa cái mọc đơn độc, có bao hoa như hoa đực; vòi nhuỵ ngắn mang đầu nhuỵ hợp bởi 3 núm có lông mềm màu vàng; bầu dài 3-5cm, đường kính 1cm. Quả lớn h́nh chùy dài 30-40cm, đường kính 7-10cm, có 10 cạnh nhọn dọc theo quả. Hạt chín màu đen, sần sùi.
Hoa mùa hè thu.
Bộ phận dùng
Toàn cây hay chỉ dùng xơ Mướp - Retinervus Luffae Fructus, gọi là Ty qua lạc. Dây, lá và hạt cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Loài của nhiệt đới Á Phi, cũng gặp nhiều ở nước Nam Á, ở Madagascar và được trồng hầu khắp các xứ nhiệt đới. Ở nước ta cũng thường trồng. Thu hoạch quả chín vào mùa hè, mùa thu, lúc vỏ đã bắt đầu có màu vàng và đã có xơ trong ruột, mang về bỏ vỏ, hạt, lấy xơ Mướp phơi khô. Lá và dây thu hái vào hè thu.
Thành phần hóa học
Quả chứa một chất đắng là luffin; còn có các acid amin tự do: arginin, glycin, threonin, acid glutamic, leucin.
Hạt chứa dầu 19,9%; hạt chín chứa các chất đắng; cucurbitacin B, O, C và H. Hạt còn chứa một saponin glucosid, enzym và một dầu cố định; dầu này gây tiết nước bọt, nôn mửa và xổ cho chó thí nghiệm.
Rễ chứa cucurbitacin B và các vết của cucurbitacin C.
Tính vị, tác dụng
Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Lá Mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.
Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng
Xơ Mướp dùng trị: gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng; 2. Lá dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè; dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, ecpet, mảng tròn, chốc lở, bệnh mụn; 3. Hạt Mướp dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng, đái khó; 4. Dây dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản; 5. Rễ Mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, dùng nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước. Liều dùng: Xơ, lá 10-15g, dây 30-60g, rễ 15-30g, dạng thuốc sắc.
Ở Ân Độ, dịch lá tươi cho vào mắt trị đau mắt hột; lá tươi giã ra đắp tại chỗ trị viêm lách, trĩ và phong hủi.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Cách lông vàng: khư phong giảm đau
Cách lông vàng là một loại cây dược liệu quý hiếm, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây này có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh.
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.
Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.
Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy
Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.
Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Mức, chữa đau yết hầu
Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng
Nghệ trắng: hành khí giải uất
Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.
Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu
Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.
Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí
Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp
Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu
Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.
Chiêu liêu nghệ: chữa đi ỉa lỏng và lỵ
Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục
Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy
Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn
Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ
Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn
Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.
Chùm rụm: sắc uống dùng chữa ho ra máu
Loài của Việt Nam và Campuchia, cây chỉ gặp ở Khánh Hoà Kontum, dân gian ở Kontum dùng lá Chùm rum cùng lá Sung sắc uống dùng chữa ho ra máu