- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành.
Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.
Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.
Bộ phận dùng
Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.
Nơi sống và thu hái
Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.
Thành phần hóa học
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có ílavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.
Tính vị, tác dụng
Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
Công dụng
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.
Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4 - 8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.
Bài viết cùng chuyên mục
Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai
Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa
Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy
Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.
Mến tường: trị viêm phế quản
Loài phân bố ở Ân Độ, và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đường cũ, đá ẩm, trên vôi từ thấp đến độ cao 1000m từ Lào Cai, Hoà Bình tới Quảng Nam.
Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh
Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
Lục lạc kim: trị đau mình mẩy
Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.
Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc
Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.
Nghể đông: tác dụng hoạt huyết
Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Lim: cây thuốc có độc
Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.
Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị
Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.
Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa
Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc
Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban
Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược
Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc
Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên
Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không
Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu
Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn
Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Mẫu thảo mềm: cây thuốc đông y
Cây thảo nhỏ có thân bò, với các lông rất dài, phủ đầy lông trắng, mềm. Lá mọc đối, không cuống, nửa ôm thân, xoan kéo dài, tù, có lông mềm ở cả hai mặt.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ
Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt
Chua me đất hoa hồng: tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô