Muồng ngủ: thanh can hoả

2018-03-31 11:45 AM

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Muồng ngủ, Muồng lạc, Đậu ma hay Quyết minh, Thảo quyết minh - Cassia tora L., thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Mô tả

Cây bụi nhỏ cao 0,5-1m. Lá mọc so le, kép lông chim chẵn, mang 2-4 đôi lá chét hình trứng ngược. Hoa màu vàng mọc ở nách lá, thường xếp 1-3 cái không đều nhau. Quả đậu dài và hẹp, chứa nhiều hạt màu nâu nhạt, tựa như viên đá lửa.

Mùa hoa tháng 6-8.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Cassiae, gọi là Quyết minh tử

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở bờ ruộng, bãi cỏ, ven các đường đi. Có thể trồng dễ dàng bằng hạt. Thu hái quả vào cuối mùa thu, phơi khô, đập lấy hạt. Còn lá thì dùng tươi, thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Trong hạt có các anthraquinon như chrysophanol, physcion, emodin, rhein và một số glucosid như aloe emodin monoglucosid, physcion diglucosid, chrysophanol diglucosid, obtusin, aurantioobtusin, chrysoobtusin. Còn có chất nhầy, chất protid, chất béo và ílavonoit (kaempferol), các chất không phải anthraquinon, rubrofumarin, nor-rubrofumarin, fubrofumarin 6-gientibosid, toralacton.

Tính vị, tác dụng

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn; có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Công dụng

Thường dùng trị: 1. Viêm kết mạc cấp, loét giác mạc, quáng gà, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma); 2. Huyết áp cao; 3. Viêm gan, xơ gan cổ trướng; 4. Táo bón thường xuyên; 6. Trẻ em hấp thu kém và suy dinh dưỡng.

Dùng ngoài trị côn trùng đốt, rắn cắn, mụn nhọt, hắc lào.

Ở Thái Lan, thân và rễ được dùng làm thuốc hạ nhiệt, lợi tiểu.

Dùng 10-15g hạt sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm, lấy ra để nguội, sắc nước uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc

Huyết áp cao: Hạt Muồng 15g, xay và tán bột rồi thêm đường và hoà với nước đun sôi. Liều dùng 3g và ngày uống 3 lần.

Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tim hồi hộp, huyết áp cao: Hạt Muồng 20g, Mạch môn 15g, Tâm sen sao 6g, sắc uống.

Chữa đau mắt, mắt mờ, hoa mắt, đau lưng chuột rút: Hạt Muồng sao 20g, Huyền sâm, Sinh địa mỗi vị 12g, sắc uống

Viêm giác mạc cấp: Hạt Muồng, hạt Cúc hoa mỗi vị 10g, quả Quan âm và Cỏ tháp bút. (Mộc tặc) mỗi vị 5g, sắc uống.

Chữa xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu, hội chứng lỵ, bệnh trĩ ỉa táo ra máu và dự phòng xuất huyết não: Hạt Muồng sao, hoa Hoè mỗi vị 10g sắc uống. Hoặc 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, uống mỗi lần 5-7g, ngày uống 3 lần. Dự phòng thì uống mỗi ngày 10-12g.

Ghi chú

Hạt Muồng uống nhiều dễ gây đi lỏng và kém tiêu, khi thấy có những biểu hiện này thì ngừng uống thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh

Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia

Lau, thuốc chữa bệnh nhiệt phiền khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa bệnh nhiệt phiền khát, nước tiểu đỏ ngầu, nôn ói do vị nhiệt, ho khan do phế nhiệt, sưng phổi mủ

Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô

Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư

Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt

Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc

Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn

Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt

Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống

Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.

Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu

Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước

Chuối cô đơn: dùng chữa toàn thân bị phù

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau

Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt

Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da

Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính

Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.

Bồng bồng: giải nhiệt giải độc

Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.

Cẩm thị: gây ngứa da

Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ

Quả nổ ống to: thêm rượu hơ nóng đắp chữa trật gân

Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm

Ngọc vạn vàng: trị miệng khô

Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.

Đưng láng, cây thuốc trị ho

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai