- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi
Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Muồng chét hay Mo ban - Cassia garrettiana Craib, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ. Lá có kích thước lớn, lá chét 8-9 đôi, hình trái xoan ngọn giáo, có mùi, dài 6-10cm, rộng 3-5cm, dai, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt màu và gần như nhẵn; cuống phình ở gốc, dài 20-30cm. Hoa thành ngù đơn hay xếp đôi, tạo thành những chùy dài ở ngọn nhánh. Quả đậu phẳng, mỏng, dài 14-22cm, rộng 25-30mm, nhẵn, thon hẹp ở gốc, tù hay tròn ở chóp. Hạt 13-20, mỏng, hình trái xoan dài, màu nâu, dài 9mm, rộng 5mm.
Bộ phận dùng
Gỗ, lá, rễ - Lignum, Folium et Radix Cassiae Garrettianae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng nửa rậm và rừng rụng lá ở vĩ độ thấp từ Gia Lai đến Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh tới An giang. Có thể thu hái rễ, gỗ và lá quanh năm.
Tính vị, tác dụng
Gỗ có tác dụng nhuận tràng, lọc máu. Lá sát trùng.
Công dụng
Lá non và hoa dùng làm rau ăn. Gỗ thường được dùng sắc nước uống chữa loét niêm mạc mũi.
Ở Thái Lan, lõi gỗ được dùng làm thuốc nhuận tràng, long đờm và điều kinh. Lá thường được dùng trị nấm ecpet mọc vòng như lá Muồng trâu.
Ở Campuchia, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Hoa dùng hãm hay sắc uống chữa sốt và lọc máu. Gỗ và lá dùng trị nấm ngoài da. Rễ dùng sắc uống trị kiết lỵ.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Nghể răm: khư phong lợi thấp
Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dương.
Bướm bạc lá: rửa các vết thương
Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.
Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác
Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực
Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.
Cà gai: lợi thấp tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến
Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt
Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian
Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu
Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.