- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Muống biển: trừ thấp tiêu viêm
Muống biển: trừ thấp tiêu viêm
Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Muống biển, Rau muống biển - Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc bò dài, không cuống, có thân dày, phân nhánh, hầu như có rãnh, nhẵn, thường đo đỏ, ngọn hướng lên. Lá hầu như đang thuôn, hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4 - 6cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu. Hoa to, màu hồng, thành xim ít hoa ở nách lá, với một cuống chung dài 2 -4cm. Quả nang h́nh cầu, đường kính 2cm. Hạt 4. đường kính 7mm, đẹp, màu hung.
Hoa vào mùa hè và thu.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Ipomoeae Pes-caprae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Ân Độ, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bãi cát ven biển và cố định cát. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Cây chứa nhựa 7,27%, tinh dầu 0,048% và các chất pentatriacontane, triacontane, sterol, acid behenic, acid melissic, acid butyric và acid myristic. Rễ chứa alcaloid.
Tính vị, tác dụng
Vị cay và hơi đắng, tính ấm; có tác dụng trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiêu hoá và nhuận tràng. Dịch lá lợi tiểu.
Công dụng
Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon. Toàn cây được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, đau bụng. Dùng ngoài, lá Muống biển tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng trị rắn cắn, có thể phơi khô tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài trị tê thấp và đau bụng, dịch lá dùng trị bệnh phù và đồng thời dùng lá giã nát đắp vào những phần bị phù.
Ở Thái Lan, lá được dùng ngoài để trị chất độc của thịt sứa.
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị: 1. Phong thấp đau nhức khớp xương, đau ngang thắt lưng; 2. Mụn nhọt và viêm mủ da, trĩ xuất huyết. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có thai. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
Đơn thuốc
Tê thấp, phù thũng: Rễ và dây sắc nước uống.
Thấp khớp tạng khớp: Muống biển 45g, sắc nước uống.
Mụn nhọt và viêm mủ da: Muống biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ đau.
Trị chảy máu: Muống biển 30g, nấu với lòng lợn 300g chia 2 lần ăn như thức ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Mâu linh: chống co giật
Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Móng ngựa: cây thuốc
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt
Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.
Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ
Ngấy: chữa tiêu hoá kém
Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy
Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.
Móng bò chùm: trị đau đầu và sốt rét
Loài phân bố ở Đông Bắc Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Cây mọc ở trong rừng thưa có cây họ Dầu, ở vùng cao nguyên và bình nguyên Đắc Lắc, Bình Thuận.
Giọt sành Hồng kông, phòng nóng đột quỵ
Thường được dùng trị Cảm mạo phát sốt, phòng trị cảm nắng, nóng đột ngột, trúng thử, Viêm gan, Đòn ngã tổn thương, Táo bón
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.