- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Muối, Diêm phu mộc, Ngũ bội tử thụ - Rhus chinensis Mill (Rhus javanica L., R. semialata Murr.), thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 5-10m; cành non, cuống lá và cuống hoa phủ lông ngắn màu nâu. Lá kép, lông chim mọc so le, trục lá và cuống lá thường có cánh, lá chét 7-13, mỏng, dài 5- 12cm, rộng 2-5cm, mép có răng cưa thô; mặt dưới có lông ngắn màu nâu tro. chùy hoa ở ngọn, hoa nhỏ, lưỡng tính, màu vàng trắng; lá đài 5-6; cánh hoa 5-6. Quả hạch tròn, đường kính 5mm, màu hồng, có lông màu tro trắng.
Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng
Rễ, lá, quả và ngũ bội tử - Radix, Folium, Fructus Rhi Chinensis et Galla Chinensis. Ngũ bội tử là những nốt dài trên cuống lá và cành của cây Muối, do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis gây ra.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia. Là cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, có thể gặp ở nhiều nơi trên miền Bắc cho tới các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng. Người ta thu hái rễ quanh năm, thu hái lá vào mùa hè thu, rửa sạch, phơi khô hay dùng tươi. Hạt lấy ở quả già; thu hái Ngũ bội tử vào mùa thu, hấp nước sả 3-5 phút rồi phơi khô hoặc hơ nóng trong lửa để diệt sán rồi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Quả chứa tanin, acid gallic. Ngũ bội tử cũng chứa tanin.
Tính vị, tác dụng
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu, khư phong thấp. Quả có tác dụng thu liễm trấn khái, hoại huyết giải độc. Ngũ bội tử, có vị chua mặn, tính bình, có tác dụng cô sáp liễm hàn, sát trùng chỉ dương.
Công dụng
Rễ, lá dùng trị cảm mạo phát nhiệt, thổ huyết ăn uống không tiêu đi ỉa lỏng, đòn ngã, gãy xương, đao thương đâm xuất huyết, ong vàng châm. Dùng ngoài trị mẩn ngứa ngoài da, ghẻ ngứa, ngứa sần, trẻ em mồ hôi trộm. Liều dùng 15-60g, dạng thuốc sắc.
Rễ cũng dùng trị rắn cắn, mụn nhọt độc.
Ở Thiểm Tây (Trung Quốc), người ta dùng vỏ rễ trị đòn ngã, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm khí quản mạn tính, bệnh sởi, cảm mạo, hoàng đản, thuỷ thũng, phong thấp đau nhức khớp, ho ra máu, đái ra máu. Liều dùng 2-8g sắc uống, ngoài dùng tuỳ lượng, giã tươi đắp.
Quả ăn được và dùng trị đái ra máu, ói ra máu, trĩ và dùng ngoài trị bỏng, lở ngứa.
Ngũ bội tử được dùng trị lỵ ra máu, ỉa chảy mạn tính, ho mạn tính, trẻ em ra mồ hôi trộm, di tính, trĩ ra máu, phân đen, sa trực tràng, vết thương chảy máu. Dùng bôi ngoài trị bỏng và khỏi đau nhức, lại có tác dụng diệt khuẩn. Liều dùng: 2-4g dạng thuốc bột.
Đơn thuốc
Chữa đi lỵ ra máu lâu ngày: Dùng Ngũ bội tử 1 lạng (40g). Phèn phi 5 đồng cân (20g) tán bột viên với hồ, uống với nước cơm mỗi lần 2g đến 8g, ngày uống 2-3 lần (Nam Dược thần hiệu).
Chữa ho lâu ngày, khạc ra máu: Dùng Ngũ bội tử sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè vào sau bữa ăn, ngày uống 2-3 lần (Nam Dược thần hiệu).
Chữa loét lợi và đau răng: Dùng Ngũ bội tử xát xỉa vào chỗ đau.
Lòi dom, lở loét, vết thương: Rửa bằng dung dịch 5-10% Ngũ bội tử.
Thủy thũng: Vỏ rễ cây Muối 4-8g, nấu nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá buông cao, cây thuốc
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Dướng, cây thuốc bổ thận
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Nhài leo: dùng rễ để trị nấm tóc
Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4 - 7,5cm, rộng 2 - 3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4 - 5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen.
Bứa mọi: trị ỉa chảy
Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Bông vải, dùng hạt để trị lỵ
Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Dung chụm, cây thuốc trị chấn thương
Cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn, nhánh non màu sét, rồi không lông, Lá có phiến dày, không lông, xanh đậm, lúc khô màu vàng, thường dài cỡ 10cm
Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ
Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ
Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận
Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu
Hương thảo: thuốc tẩy uế
Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.
Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.
Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương
Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng
Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.
Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh
Nhài dây: làm nước uống hạ sốt
Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.
Cóc mẩn: hãm uống trị ho
Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn