- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mùi tây: kích thích hệ thần kinh
Mùi tây: kích thích hệ thần kinh
Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mùi tây, Rau mùi tây - Petroselinum crispum (Mill.) Nym. ex Airy Shaw (P. sativum Hoflin.), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống 2 năm, cao 20-50cm, thân xẻ rãnh. Lá chia thùy hoặc xẻ nhiều phần hẹp, nhất là những lá phía trên. Tán kép nhỏ, không có bao chung, mang 3 tán; mỗi tán mang cỡ 10-15 hoa trắng, ðối xứng hai bên, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa nguyên hay chẻ đôi, cỡ 2,5mm, 2 vòi nhuỵ. Quả tròn dài cỡ 4mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba et Folium Petroselini Crispi
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Tây Á và Bắc Phi, được trồng nhiều lấy lá làm rau ăn gia vị như Tỏi, Hành... Có thể thu hái cây quanh năm.
Thành phần hóa học
Các bộ phận của cây đều chứa: glucosid apiin, tinh dầu; hạt chứa coumarin... Tinh dầu có tỷ lệ cao trong quả và ở lá. Các thành phần chính đã biết là apiol, một hoạt chất estrogen, các vitamin A, B, C và chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, I, Cu, Mn, S, chlorophin, men, tinh dầu (pinen, tecpen, apiol, apein). Rất giàu vitamin C.
Tính vị, tác dụng
Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Dùng ngoài chống tiết sữa và tiêu sưng. Hạt khô kích thích và lợi tiểu.
Công dụng
Thường được chỉ dẫn dùng uống trong giúp tăng trưởng, trị: 1. Thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, suy nhược, ăn không ngon, chứng khó tiêu, đầy hơi, thối ruột, máu xấu, đa huyết, viêm mô tế bào, sốt gián cách, nhiễm trùng; 2. Thấp khớp thống phong; 3. Đau bụng kinh; 4. Đau gan mạn; 5. Trạng thái thần kinh dễ kích thích; 6. Mất trương lực của túi mật; 7. Ký sinh trùng đường ruột.
Dùng ngoài trị căng sữa, bạch đới, đụng giập, vết thương, vết đốt của sâu bọ, đau mắt, đau dây thần kinh, tàn nhang.
Cách dùng
Thường dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, với liều 25 -50g toàn cây hay rễ, lá trong 1 lít nước. Đun sôi 5 phút, hãm 15 phút. Ngày uống 2 ly.
Dùng ngoài giã đắp, nấu nước rửa, chiết nước dịch ngâm cồn uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên
Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi
Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương
Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.
Long tu, thuốc trị bỏng bỏng
Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu
Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật
Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa
Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Đại hoàng: cây thông đại tiện
Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.
Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 đến 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa
Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón
Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.
Bục: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Ðồng tới thành phố Hồ Chí Minh.
Giam: cây thuốc dùng trị sốt
Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.
Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh
Cải giả: làm thuốc mát
Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Mẫu đơn, chữa nhức đầu
Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương
Mẫu kinh, trị cảm cúm
Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.