Mùi: làm dễ tiêu hoá

2018-03-28 12:00 PM

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mùi, Ngò, Rau mùi - Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo nhỏ mọc hàng năm cao 20-60cm hay hơn, nhẵn. Thân mảnh. Lá bóng, màu

lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép gồm 3-8 tia không có bao chung, còn các tán đơn mang 3 hay 5 lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Đài có 5 răng không đều. Cánh hoa bị lõm và có kích thước rất khác ở những hoa phía ngoài. Quả hình cầu màu vàng rõm hay nâu sáng tuỳ thứ.

Hoa tháng 4-7, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Coriandri thường gọi là Nguyên tuy

Nơi sống và thu hái

Rau mùi mọc hoang ở Địa trung hải và Tây Á, là một loại cây được trồng từ lâu đời nhất trên thế giới. Ở nước ta, cũng được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân và hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín thu hái vào mùa hạ, sấy khô.

Thành phần hóa học

Cây chứa decanal. Hạt mùi chứa 0,2% tinh dầu có mùi thơm dịu hơi có mùi cam, mà thành phần chính là d-linalol hay coriandrol (60-70%) với một ít geraniol và L-borneol và khoảng 20% các cacbua: ũ-pinen, terpinen, các vết ũ-pinen, dipenten, ũ-phellandren, camphen. Ở cây tươi, hàm lượng tinh dầu là 0,12% vào lúc có hoa.

Tính vị, tác dụng

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Công dụng

Thường dùng chữa nuối hơi, tiêu hoá khó khăn, đầy hơi (trướng bụng), co thắt (đối với bộ máy dạ dày ruột), lười ăn do thần kinh (trường vị suy yếu), mệt mỏi thần kinh. Còn dùng làm thuốc tán nhiệt, hạ sốt (chống nóng từng cơn). Dùng ngoài trị đau nhức, đau thấp khớp.

Toàn cây dùng chữa sởi mọc không đều, cảm cúm không đổ mồ hôi.

Cách dùng

Toàn cây hay quả 3-6g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng cồn thuốc, hoặc tinh dầu. Để dùng ngoài, có thể chế dạng nước rửa hay pomát để xoa.

Rau Mùi là loại thuốc chủ yếu trong đậu sởi. Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không mọc được, dùng Rau mùi một nắm sắc cho trẻ uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc tiếp. Bên ngoài, có thể dùng một nắm lá Mùi tươi, giã nát, chưng nóng, gói vải thưa lại, xát cho trẻ từ đầu xuống thân mình, tay chân, sởi sẽ mọc đều và khỏi biến chứng.

Đơn thuốc

Cảm cúm không ra mồ hôi: Ram Mùi 30g, Gừng tươi 5 lát, Hành 3 củ, sắc uống.

Khó tiêu: Rau Mùi 30g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng

Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.

Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm

Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng

Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt

Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau

Dung chụm, cây thuốc trị chấn thương

Cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn, nhánh non màu sét, rồi không lông, Lá có phiến dày, không lông, xanh đậm, lúc khô màu vàng, thường dài cỡ 10cm

Na rừng, thuốc an thần gây ngủ

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Cam đường: điều trị bệnh ghẻ

Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm

Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.

Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu

Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.

Móng ngựa: cây thuốc

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Ban lá dính, cây thuốc giải độc

Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại

Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.

Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen

Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.

Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng

Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày

Gáo tròn, cây thuốc sát trùng

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ