- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mức hoa trắng, Thừng mực - Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall. ex G. Don (Echiles pubescensBuch. - Ham., H. antidysenterica Wall.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 10-12m, trông giống Lòng mức. Nhánh non có lông. Lá mọc đối, hầu như không cuống, nguyên hình bầu dục hay trái xoan, dài 10-27cm, rộng 6-12cm, với 18-20 cặp gân phụ, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa xim dạng ngù ở nách lá hay ở ngọn các nhánh. Hoa trắng, rất thơm. Quả đại 2, dài 15-30cm, rộng 5-7mm. Hạt rất nhiều, dài 10-20mm, rộng 2-2,5mm, mào có lông dài 4-4,5mm.
Bộ phận dùng
Lá, hạt, vỏ thân, rễ - Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae Pubes- centis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ân Độ và các nước Nam Á châu.
Ở nước ta, cây mọc hoang ven các triền núi, trong các savan cây gỗ ở nhiều nơi từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hoà Bình tới các tỉnh miền Trung và đến tận An Giang. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hóa học
Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các alcaloid như conessin, norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin. Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung khu hô hấp, gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp của ruột và tử cung.
Tính vị, tác dụng
Hạt bổ thận; lá và rễ cầm ỉa chảy; vỏ thân có vị chát, có tác dụng trừ lỵ, trừ giun, lợi tiêu hoá, hạ sốt và tăng trương lực.
Công dụng
Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu cùng với vỏ rễ cây Hoè dùng bôi. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g hoặc cao lỏng 1-3g.
Người ta còn dùng conessin chlorhydrat hay bromhydrat trị lỵ amip, có tác dụng như emetin nhưng không độc.
Đơn thuốc
Trị lỵ amip: dùng 10g bột vỏ Mức hoa trắng hoặc 3g cao lỏng, hoặc dùng vỏ Mức hoa trắng và Hoàng đằng, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt
Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh
Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Bông vàng, uống làm thuốc tẩy
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì
Đom đóm, cây thuốc chữa phù
Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang
Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Dướng, cây thuốc bổ thận
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô
Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Bí đặc: thuốc bôi lên các vết loét
Quả được dùng ở Phi Châu làm thuốc bôi lên các vết loét kể cả giang mai và trị tê thấp. Vỏ được dùng trị tê thấp, lỵ và bệnh hoa liễu.
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Lương xương: trị lỵ và trục giun
Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.
Le lông trắng: thuốc trị sốt rét
Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.
Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết
Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch
Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ
Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.