- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mua thấp, Mua ông, Cây a la - Melastoma dodecandrum Lour. thuộc họ Mua - Melasto- mataceae.
Mô tả
Cây nhỏ mọc bò rồi đứng, phân nhánh nhiều, có rễ bất định. Thân nhẵn màu xanh hay tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, phiến xoan rộng đến 5x2,7cm, mặt trên nâu đậm, mặt dưới nâu tươi; gân từ gốc 5; cuống 1cm. Hoa nhỏ ở ngọn nhánh, mọc riêng lẻ hay xếp 2 -3 cái một; cuống dài cỡ 1cm; cánh hoa màu lam. Quả thịt h́nh cầu, màu đỏ hay tím đen.
Ra hoa quả tháng 1-6.
Bộ phận dùng
Rễ, quả hay toàn cây - Radix, Fructus seu Herba Melastomae Dodecandri
Nơi sống và thu hái
Cây mọc bò khá phổ biến ở ven đồi núi đất, ven rừng, ở chỗ ẩm mát, gặp nhiều ở rừng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, phơi khô để dành.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, se; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, khư ứ lợi thấp và cầm máu.
Công dụng
Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ứ huyết, tê thấp, lại dùng chữa phù nề ở đàn bà sau khi sinh, và dùng chữa sai khớp.
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Ở Trung Quốc, người ta dùng trị: 1. Dự phòng viêm màng não và tuỷ sống; 2. Viêm ruột, lỵ trực trùng; 3. Đau thắt lưng, tê thấp; 4. Bệnh thiếu máu do thai nghén, kiệt sức, rong kinh. Dùng rễ hay toàn cây 30-60gr, quả 6-12g, sắc nước uống.
Dân gian Trung Quốc cũng dùng lá sắc lấy nước có thể rửa cam trĩ, nhiệt độc, ghẻ ngứa, loét chân và rắn cắn. Rễ sắc nước nóng có thể dùng cho phụ nữ đẻ xong bị đau bụng và xích, bạch lỵ.
Đơn thuốc
Phù nề ở phụ nữ sau khi đẻ: 50-100g ở cây tươi nấu nước tắm.
Sai khớp: 30g cây tươi giã nhỏ với 30g lá Náng hoa trắng, 20g lá Dạ cẩm, hơ nóng đắp bó.
Rong kinh: Mua thấp 15g, Sim 15g, sắc nước uống.
Tê thấp: Mua thấp 10g, Lông mang 15g, Kê huyết đằng 15g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà muối: chữa tê thấp
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.
Giam: cây thuốc dùng trị sốt
Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn
Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi
Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản
Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Ba gạc Châu đốc, cây thuốc hạ huyết áp
Reserpin có tác dụng hạ huyết áp, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần, gây ngủ, và còn có tác dụng kháng sinh, sát trùng
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da
Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ
Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ
Lúa mì: chữa ỉa chảy
Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.
Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Cỏ lết: cây thuốc trị giun
Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B
Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch