Mua tép có mào, tác dụng kháng nham

2018-03-27 03:45 PM
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mua tép có mào - Osbeckia crinita Benth. ex C.B. Clarke (O. stellata Buch. - Ham. ex D. Don var. crinita(Naud.) C. Hans.), thuộc họ Mua - Melastomataceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 2-3m, nhánh có 4 cạnh mang nhiều lông đơn. Lá hình ngọn giáo, thon ở gốc, rất nhọn ở đầu, dài 5-8,5cm, rộng 1,5-2,5cm, dạng màng cứng, rải rác lông nhiều hay ít ở mặt trên, có lông ở mặt dưới, cuống lá ngắn. Hoa hồng hay tim tím, thành chùy 10 -20cm. Quả nang, có 8 khía, với một vòng lông ở đầu.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Osbeckiae Crinitae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở vùng cao phía Bắc (Lào Cai, Hà Bắc) và vùng cao của Trung Việt Nam (Đắc Lắc, Lâm Đồng).

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng kháng nham, thanh nhiệt, thu liễm, chỉ huyết, ngừng ho, điều kinh.

Công dụng

Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn 1/2 nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây cũng được dùng trị khuẩn lỵ, ho, lạc huyết, tiểu tiện không cầm được, bạch đới quá nhiều, lao phổi lạc huyết, ung thư mũi, ung thư tuyến vú, viêm khí quản mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, tiêu hoá không bình thường, kinh nguyệt không đều.

Bài viết cùng chuyên mục

Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm

Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.

Đậu mèo: cây thực phẩm

Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư

Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.

Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét

Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.

Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng

Bướm bạc trà: trị bệnh sốt

Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn

Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt

Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều

Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh

Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ

Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt

Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống

Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi

Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho

Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích

Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị

Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Chè tầng: dùng chữa cảm sốt đau bụng ngộ độc

Chè tầng là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có thân thảo, phân nhánh nhiều, lá kép lông chim. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là loại quả đậu, dẹt, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.

Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng

Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng

Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.

Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan

Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.

Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo

Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình