- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mua: giải độc tiêu thũng
Mua: giải độc tiêu thũng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mua, Mua thường - Melastoma candidum D. Don., thuộc họ Mua - Melastomataceae.
Mô tả
Cây bụi. Cành non có nhiều lông. Lá mọc đối, hình bầu dục, mặt trên ráp và có lông ngắn, cứng, mặt dưới có nhiều lông mềm. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Hoa có 5 cánh to màu tím.
Quả hình trứng, có lông.
Bộ phận dùng
Rễ và lá - Radix et Folium Melastomae Candidi
Nơi sống và thu hái
Loài của miền Đông dương, mọc hoang ở vùng đồi núi và cũng gặp ở vùng đồng bằng trong các bụi cây, ven đường đi, ở chỗ dốc. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch thái nhỏ, phơi khô dùng. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Công dụng
Thường dùng trị: 1. Khó tiêu, viêm ruột, lỵ trực trùng, viêm gan; 2. Nôn ra máu, ỉa ra phân đen; 3. Đòn ngã tổn thương, tụ máu gây sưng tấy. Dùng rễ 30-60g, sắc nước uống. Lá tươi hay khô, sau khi nghiền hoặc tán, có thể đắp lên vết bỏng hoặc vết thương chảy máu. Dân gian còn dùng lá chữa giòi trâu và trị rắn cắn.
Đơn thuốc
Lỵ trực trùng: Mua và Thồm lồm, mỗi vị 60g, nấu nước uống.
Mụn nhọt đinh râu: Lá Mua tươi giã hơ nóng đắp. Có thể phối hợp với lá Cà pháo.
Bị thương tụ máu sưng tấy: Lá Mua tươi giã ra, trộn với nước vo gạo đắp. Hoặc giã lá Mua tươi, chế thêm ít giấm, chưng nóng đắp.
Bài viết cùng chuyên mục
Mai vàng, làm thuốc bổ
Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da
Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.
Gối hạc trắng: cây thuốc chữa tê thấp
Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi, Ở Ân Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong
Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ
Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho
Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc
Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy
Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Mật đất: chữa đau bụng
Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen