- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc
Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mồng tơi, Rau mồng tơi - Basella alba L. (B. rubra L.), thuộc họ Mồng tơi - Basellaceae.
Mô tả
Cây thảo leo có thân quấn màu hung đỏ. Lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Hoa xếp thành bông, màu tím nhạt. Quả bế hình cầu hay hình trứng nằm trong bao hoa nạc tạo thành một quả giả màu tím sẫm.
Có hai thứ thường trồng: thứ hoa trắng tím, quả đen nhánh và thứ hoa trắng, quả trắng.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Basellae Albae.
Nơi sống và thu hái
Loài cổ nhiệt đới, thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Hạt thu hái ở quả chín, phơi khô.
Thành phần hóa học
Lá tươi chứa nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin A và B); cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiếp cốt chống đau.
Lá Mồng tơi có vị chua, ngọt, tính mát; có tác dụng hoạt trường, thông đại tiểu tiện.
Công dụng
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú. Hạt dùng sắc lấy nước rửa chữa đau mắt. Còn dùng tán bột hoà với mật ong bôi lên mặt cho da mặt được mịn màng, hoặc dùng thoa trị rôm sẩy.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc trị lỵ, đại tiện bí kết, viêm bàng quang, viêm ruột thừa; dùng ngoài trị gẫy xương, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, bỏng lửa.
Ở Ân Độ, người ta dùng lá trong điều trị bệnh lậu và viêm quy đầu. Dịch lá dùng trị mày đay và trong trường hợp táo bón, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai.
Ở Thái Lan, lá được dùng trị bệnh nấm đốm tròn; hoa dùng trị bệnh nấm lang ben, rễ nhuận tràng và dùng ngoài trị sự biến màu của da tay, chân và dùng trị gàu; quả dùng làm thuốc nhuộm màu thức ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Giẻ có cuống, cây thuốc chữa tê thấp
Có một thứ có rễ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa tê thấp, mụn nhọt và sốt như các loại giẻ khác
Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Cỏ gân cốt hạt to: có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Ngoài dùng cây tươi rửa sạch, giã với muối đắp chỗ đau, cũng dùng trị các chứng viêm, bỏng lửa, tổn thương do ngã
Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét
Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.
Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ
Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt
Huỳnh xà: thuốc chữa ban
Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cocoa: dùng chữa lỵ
Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ
Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu
Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân
Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí
Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai
Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết
Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.
Điều đỏ, cây thuốc hạ sốt
Quả đỏ, có khi vàng với những vạch tía mịn, thường chứa 1 hạt, có khi không có hạt, Thịt trắng, xốp, có mùi thơm của hoa hồng nhưng vô vị