Móng ngựa: cây thuốc

2018-03-22 11:25 PM

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Móng ngựa, Móng trâu gân dày - Angiopteris confertinervia Ching, thuộc họ Móng ngựa - Angiopteridaceae.

Mô tả

Thân rễ ngắn mang một chùm lá kép lông chim hai lần. Thân được bao kín bởi nhiều cuống lá. Lá có cuống dài 0,5m hay hơn; lá chét bậc hai rất không đều, những cái trên và cái tận cùng to hơn, dài hơn nhiều, những cái dưới ngắn hơn, hình bầu dục hay ngọn giáo nhiều hay ít. Gân rất sít nhau, mỗi cm có khoảng 20 cái. Ô túi bào tử tròn, xếp sít nhau, thường gồm khoảng 10-20 túi bào tử; bào tử tròn, có màng màu đo đỏ.

Cây sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Angiopteridis Confertinerviae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Thành phần hóa học

Trong thân cây có thành phần tính theo g%: muối 92,8; protid 0,8;

glucid 9; xơ 2,6; tro 0,8 và theo mg%: calcium 107; phosphor 10; caroten 0,16; vitamin C 17.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cuống lá non, tước vỏ, thái nhỏ có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Thân rễ rửa sạch, gọt sạch vỏ, thái mỏng ngâm nước một ngày đêm, sau đó luộc, xào lẫn thức ăn hoặc độn cơm ăn.

Ghi chú

Ở nước ta còn có nhiều loài Angiopteris khác như A. cochinchinensis de Vreese,- A.annamensis C Chr et Tard., A.repandula de Vriese đều có thân rễ (củ) có thể dùng ăn. Một số loài có thể sử dụng làm thuốc như Móng ngựa lá có đuôi.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Cải đồng: làm dễ tiêu hoá

Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương

Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Lương gai: trị ỉa chảy

Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.

Nấm hương: tăng khí lực

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.

Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều

Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh

Khoai lang, thuốc nhuận tràng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Chân danh nam: làm thuốc khai vị

Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù

Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh

Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp

Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa

Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù

Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun

Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống

Cau Lào: dùng ăn với trầu

Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.