- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Móng bò sọc, Ban- Bauhinia variegata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao 6-15m, nhánh non có lông mịn. Lá rụng theo mùa, phiến xanh nhạt, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông. Chùm hoa dài đến 20-30cm, hơi thõng; hoa to; đài có 5 răng, có lông; cánh hoa trắng hay đỏ hơi tím có sọc đậm, dài 5cm; nhị sinh sản 3 -4, nhị lép cao 1cm. Quả dẹp, dài 15-30cm, rộng 2,5cm; hạt 9-10, to 10-15mm.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng
Rễ, vỏ thân, lá và hoa - Radix, Cortex, Folium et Flos Bauhiniae Variegatae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Mianma, Tây Bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc, ở Lào và Việt Nam. Cũng được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới. Thường gặp trong các rừng rụng lá từ độ cao 500m tới 1500m, từ Sơn La, Lai Châu đến Nghệ An. Có trồng ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Thành phần hóa học
Cây chứa gôm, vỏ chứa tanin, hạt chứa dầu béo 16%.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả. Hoa có vị nhạt, tính mát; có tác dụng tiêu thũng.
Ở Ân Độ, vỏ được xem như có tác dụng gây biến đổi, bổ và thu liễm; hạt có tác dụng làm đông máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hoa ăn được.
Ở Ân Độ, vỏ dùng làm thuốc hàn vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc; chồi khô dùng trị lỵ và trĩ, ỉa chảy và trị giun; nước sắc rễ trị đầy hơi trướng bụng và rễ trị nọc rắn cắn.
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị lạc huyết, ăn uống không bình thường. Vỏ rễ trị ăn uống không bình thường, viêm dạ dày ruột cấp tính. Lá trị ho, đái khó (tiện bí).
Bài viết cùng chuyên mục
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin
Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.
Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương
Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus
Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.
Nạp lụa, chữa đậu sởi
Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp
Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu
Mạn kinh, khư phong tán nhiệt
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Nghể đông: tác dụng hoạt huyết
Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Duối leo, cây thuốc gây nôn
Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ