Môn dóc, cây thuốc

2018-03-27 09:26 AM
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Môn dóc, Môn chóc - Schismatoglottis calyptrata (Roxb.) Zoll et Mor., thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả

Cây thảo mọc ở chỗ ẩm, có thân rễ to 1-1,5cm. Lá có phiến hình bầu dục thon, gốc hình tim, đầu có mũi, dài 15-20cm, rộng 10-15cm; cuống mập dài 30cm, phía dưới có bẹ dài bằng 1/4 - 1/5 cuống. Cụm hoa là bông mo dài 10-15cm, gồm một ống và phần trên vàng tái, mau rụng; bông với phần cái dài 3 -3,5mm; phần đực ở trên dài 1cm và phần không sinh sản ở ngọn. Quả mọng đỏ.

Bộ phận dùng

Thân rễ và lá non - Rhizoma et Folium Schismatoglottis.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc dọc suối ẩm, ít ánh sáng, dưới bóng những cây khác trong rừng ở vùng Trường Sơn nam, cũng gặp ở sông Cái thuộc Nha Trang (Khánh Hoà), An Giang (Gia Lai) và Krông pắc (Đắc Lắc). Còn phân bố ở Lào và Campuchia, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia.

Thành phần hóa học

Trong lá có vitamin C 11,2 mg, caroten 1,6mg.

Công dụng

Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa.

Bài viết cùng chuyên mục

Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn

Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.

Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ

Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Hoa tiên to: cây thuốc tán hàn chỉ khái

Thành phần hóa học, Có tinh dầu, Hoa chứa anthocyanosid, Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ khái, khu đàm trừ phong.

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai

Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa

Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng

Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa

Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen

Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy

Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.

Lucuma, Lêkima, cây thuốc

Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng

Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm

Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy

Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Đinh hương, cây thuốc sát trùng

Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm

Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm

Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi

Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét

Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn

Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Quyết lá thông: cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, nội thương xuất huyết, phong thấp đau nhức, viêm thần kinh toạ, kinh bế

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này