Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung

2018-03-25 10:02 PM
Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mộc nhĩ trắng, Ngân nhĩ, Nấm ruột gà - Tremella fuciformis Berk., thuộc họ Ngân nhĩ - Tremellaceae.

Mô tả

Thể quả mềm, dạng cây phân nhánh gồm những bản dẹp nhăn nheo với nhiều nếp gấp và nhiều thùy.

Nấm có màu trắng trong. Thịt nấm là chất keo nhầy. Lớp sinh sản phân bố ở phía ngoài thể quả.

Bộ phận dùng

Thể quả - Tremella, thường gọi là Bạch mộc nhĩ hay Ngân nhĩ

Nơi sống và thu hái

Nấm phát triển trên gỗ mục thân cây Sồi dẻ trong rừng ẩm, thường gặp ở Lào Cai (Sapa), Quảng Ninh (Móng Cái). Người ta thu hái thể quả từ tháng 4 đến tháng 9. Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô. Bảo quản ở nơi mát và khô.

Tính vị, tác dụng

Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ chung, dưỡng phế, tăng tiết nước bọt.

Công dụng

Thường được dùng trị: 1. Suy thận sau khi ốm, khô miệng; 2. Khô cổ, đờm rãi có máu; 3. Táo bón; 4. Huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Liều dùng 10-15g dạng thuốc sắc hoặc xào với thịt ăn.

Đơn thuốc

Ho khan: Mộc nhĩ trắng 3-10g, đun nước, thêm đường uống.

Suy nhược sau khi ốm: Mộc nhĩ trắng 6g, Linh chi 6g, Mộc nhĩ 15g, Táo tàu 30g, vài lát Gừng. Nấu chín ăn.

Ghi chú

Còn có loài Kim nhĩ - Tremella mesenteriea Retz ex Fr., có thể quả tươi màu da cam, thường mọc trên thân cây dẻ, cũng ăn được.

Bài viết cùng chuyên mục

Lan san hô, thuốc chống độc

Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này

Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng

Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Mô ca, thuốc chữa các vết thương

Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy

Cám: cây làm thuốc

Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu

Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu

Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận

Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm

Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt

Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài

Mạn kinh, khư phong tán nhiệt

Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách

Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.

Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận

Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá

Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư

Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho

Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ

Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực

Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi

Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt

Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp