Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch

2018-03-25 10:00 PM
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mộc nhĩ, Nam tai mèo, Nấm mèo - Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ - Auriculariaceae.

Mô tả

Thể quả dạng cái tai mèo gồm mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn theo nhiều hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành. Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. Thịt nấm dày 1-3mm.

Bộ phận dùng

Thế quả của Mộc nhĩ - Auricularia.

Nơi sống và thu hái

Nấm mọc trên thân cành hay gỗ mục của nhiều loại cây, lành nhất là nấm của các cây Hoè, Đậu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái nấm mọc tự nhiên, người ta thường trồng Mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, trên thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt. Thu hái nấm vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể, rồi phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt.

Công dụng

Thường được sử dụng chữa: 1. Suy nhược toàn thân, thiếu máu, ho; 2. Khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung; 3. Huyết áp cao, táo bón; c̣n dùng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, đau răng. Dùng 10-30g dạng thuốc sắc hay tán bột uống.

Đơn thuốc

Chữa đi lỵ ra máu: 20g Mộc nhĩ sao tán bột, uống làm 3 lần.

Chữa đau răng: Dùng Mộc nhĩ và Kinh giới, sắc lấy nước ngậm và súc miệng.

Chữa suy nhược: Mộc nhĩ 30g, Chà là 30g, sắc uống.

Trị xuất huyết, táo bón: Mộc nhĩ 6g, Hồng khô 30g nấu chè ăn.

Chữa bệnh trĩ lâu ngày: Nấu Mộc nhĩ ăn luôn thì khỏi.

Huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc...: Mộc nhĩ 30g ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường trong 1 -2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Bời lời thon, thuốc đắp trị bong gân

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Vĩnh Phú, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận. Có thể thu hái vỏ quanh năm

Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện

Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.

Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ

Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn

Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.

Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng

Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi

Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho

Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà

Nấm mực, trị vô danh thũng độc

Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bi giá lạnh

Mướp: thanh nhiệt giải độc

Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương

Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương

Bún (cây), làm dịu viêm

Lá có vị hơi đắng, Vỏ cây làm dịu viêm, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, gây chuyển hoá. Lá và vỏ rễ gây sung huyết da

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này

Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ

Nhân dân thường dùng rễ cây Nhàu nước, thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc

Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu

Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn

Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam