- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Móc mèo, Vuốt hùm, Điệp mắt mèo - Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. (C. bonducella (L.) Flem.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỡ leo, có cành màu xanh mảnh, có lông tơ, có gai. Lá lông chim hai lần; 3-9 đôi lá chét bậc nhất, lá chét bậc hai 12-24, mọc đối, nhiều lông vàng lúc non, lá chét trên cùng lớn hơn cả, gân 8-10 đôi. Chùm hoa ở trên nách lá, có khi có 1-2 nhánh, dài 12-20cm, có lông mềm, có gai; lá bắc hình dải 6-12mm, cuống hoa 4-6mm, nụ có lông mềm, đài có lông, không đều nhau; cánh hoa vàng, không đều, nhị có chỉ nhị có lông. Bầu có cuống, có 2 noãn. Quả đậu hình bầu dục dài 5-8cm, rộng 4cm, phủ gai đứng, cao 7-9mm. Hạt 1-2, to 2cm, xanh mắt mèo có đốm sậm.
Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-3.
Bộ phận dùng
Hạt, lá, rễ - Semen, Folium et Radix Caesalpiniae Bonducis.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Đông Nam Á, từ Xri Lanca qua Ân Độ, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc tới quần đảo Malaixia. Ở nước ta thường gặp ven rừng, nhất là các đồi dọc bờ biển tới độ cao 2000m, từ Hoà Bình tới Kiên Giang, Côn Đảo.
Thành phần hóa học
Hạt cây chứa 23,92% dầu, 1,888% nhựa đắng, 5,452% đường, 4,521% muối vô cơ, 3,412% chất albumin hoà tan, 18,200% chất không hoà tan, 37,795% tinh bột và 5% muối. Dầu hạt có màu vàng nhạt, mùi khó chịu, vị đắng nhẹ, trong đó có chất nhựa là bonducin (mà có tác giả cho là hoạt chất của hạt).
Ngày nay, từ 1988, người ta đã xác định được nhiều hoạt chất đắng có tên là - caesalpin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1-2g. Bonducin luyện thành viên dùng để chống sốt rét cơn cũng có kết quả tốt như sulfat quinin; với liều 0,10-0,20g; còn có tác dụng giải nhiệt, trị kiết lỵ. Ở Inđônêxia người ta dùng hạt làm thuốc trị giun và trị ho.
Ở Malaixia, nước hãm lá dùng trị sán xơ mít.
Ở Thái Lan, lá lợi trung tiện được sử dụng làm thuốc chữa tiểu tiện không bình thường. Rễ được dùng làm thuốc phát hãn (làm toát mồ hôi) và dùng chữa hóc xương.
Bài viết cùng chuyên mục
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Móc: chữa đái ra máu
Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực
Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.
Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang
Mạn kinh, khư phong tán nhiệt
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách
Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ
Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn
Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào
Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc
Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm
Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.
Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt
Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.
Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da
Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.
Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ
Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Mật cật gai: chống lại vi trùng lao
Mật cật gai, hay còn gọi là rễ gai, là một loại cây thuộc họ Cau, được biết đến với nhiều tác dụng trong y học dân gian. Cây thường mọc ở các vùng rừng núi và có nhiều đặc điểm nhận dạng riêng biệt.
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh
Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân