Móc: chữa đái ra máu

2018-03-19 10:36 AM

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Móc - Caryota urens L., thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả

Thân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, có thùy lông chim hơi dai, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30 -40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, có vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1 -2, hình khối, có nội nhũ sừng.

Bộ phận dùng

Bẹ móc, nhân quả hạch - Petiolus et Semen Caryotae Urentis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ân Độ tới Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.

Thành phần hóa học

Dịch ngọt của cây chứa 13,6% saccharose và vết của đường giảm; khi cho lên men, dịch hay rượu ngọt của cây chứa 1% đường giảm, 2-4,5% rượu và 0,3% acid acetic.

Tính vị, tác dụng

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá có sợi rất dai dùng khâu nón, khâu tơi, làm bàn chải, làm chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt, mà khi cho bốc hơi một cách đơn giản, người ta được đường và khi thuỷ phân sẽ có rượu cọ, mô mềm của lõi thân chứa nhiều bột cũng tốt như bột cọ loại tốt. Nõn thân này thái nhỏ, luộc qua, bỏ nước hoặc chần qua nước sôi sau đó xào và nấu canh ăn. Quả Móc, nấu ăn không bóc vỏ sẽ gây cảm giác ngứa rát ở môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa, nhưng tách phần này ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu. Người ta thường tẩm giấm ngào với mật để ăn. Bẹ Móc được sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa ra máu, bạch đới, rong kinh băng huyết. Liều dùng: 20g đốt tồn tính, tán bột uống hay sắc uống.

Nhân quả hạch được dùng ở Ân Độ làm thuốc đắp vào đầu trong trường hợp bị đau nửa đầu.

Đơn thuốc

Chữa đái ra máu hay tiểu tiện không thông, dùng bẹ Móc tươi 20g sắc uống.

Chữa ho ra máu, dùng bẹ Móc đốt cháy 10g, hạt Dưa trời (Qua lâu nhân) 12g sắc uống.

Ghi chú

Có một loài khác gọi là Móc mương - Caryota rumphiana Blume, mọc ở Thanh

Hoá, có hạt dùng ăn với trầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn

Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.

Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết

Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Mạnh trâu, bổ gân

Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng

Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Na leo, chữa cam sài

Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực

Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Khổ sâm, thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu

Màn đất: thanh nhiệt giải độc

Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Chây xiêm: chữa nứt nẻ

Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ

Giâu gia xoan, cây thực phẩm

Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được, Hạt chứa tới 34 phần trăm dầu có thể dùng làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp

Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.