- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mò răng cưa, Ngọc nữ răng - Clerodendrum serratum (L.) Moon (Volkameria serrata L.) thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1-4m. Lá mọc chụm ba, thân non có lông, lá có phiến thon ngược, mép có răng nhọn, dày, bóng, gốc từ từ hẹp. Chuỳ hoa ở ngọn nhánh, lá bắc có lông móc. Hoa đỏ, cuống và hoa có lông, ống tràng có lông ở cổ; nhị 4. Quả hạch cứng, đỏ, có 4 khía, nằm trên đài đỏ.
Hoa tháng 6.
Bộ phận dùng
Toàn cây hoặc rễ, lá, vỏ thân - Herba seu Radix, Folium et Cortex Clerodendri Serrati.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp ở đường đi ven rừng và trong rừng từ Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Bắc, Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu tới Kiên Giang.
Thành phần hóa học
Có alcaloid.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Ân Độ, rễ và lá dùng trị sốt và bệnh xuất tiết. Lá dùng trị sốt, nấu với dầu và bơ làm thành dạng thuốc đắp trị đau đầu và đau mắt; cũng dùng trị rắn cắn. Người ta dùng chồi non lá và hoa làm rau ăn.
Ở Trung Quốc, dân gian vùng Vân Nam dùng trị bệnh sưng amygdal viêm họng, phong thấp đau xương, sốt rét, viêm gan, đau dạ dày, cảm sốt trở lại; dùng ngoài trị ung sang thũng độc, gẫy xương, đòn ngã tổn thương.
Bài viết cùng chuyên mục
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Guột, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây của miền nhiệt đới và á nhiệt đới, thường mọc ở vùng đồi núi Bắc bộ và Trung Bộ của nước ta, Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch
Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc
Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.
Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.
Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày
Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.
Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan
Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.
Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm
Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Mua: giải độc tiêu thũng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở
Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho
Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn
Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Phượng: sắc nước uống trị sốt rét gián cách
Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa, thu hái vỏ và lá cây quanh năm