- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mỏ quạ, Vàng lồ, Hoàng lồ - Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner (Vanieria cochin- chinenssis Lour.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả
Cây bụi, sống tựa, có cành dài mềm, thân có nhựa mủ trắng như sữa. Vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, h́nh trứng thuôn, dài 3-8cm, rộng 2-3,5cm, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa h́nh đầu, đơn tính, khác gốc, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc h́nh cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng; hạt nhỏ.
Ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng
Rễ và lá - Radix et Folium Maclurae Cochin- chinensis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Đông Phi châu, Úc châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Đồng và Đồng Nai. Thu hái quanh năm, rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá thu hái quanh năm, bỏ cuống, dùng tuơi hoặc nấu cao.
Thành phần hóa học
Rễ và lá chứa flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, tính hơi mát, có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc. Liều dùng: 12-40g dạng thuốc sắc. Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm.
Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mạn tính làm thuốc bổ và trị ỉa chảy.
Đơn thuốc
Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách bộ và Hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.
Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần: Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).
Chữa vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng): lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3 -5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại ngày làm một lần. Nếu vết thương thịt chậm đầy, lâu kéo miệng thì dùng lá Mỏ quạ tươi với lá Bòng bong, hai vị bằng nhau giã đắp và thay thuốc sau khi rửa vết thương mỗi ngày một lần như trên. Sau 3-4 ngày thì giã thêm lá Hàn the, ba thứ bằng nhau giã đắp và thay thuốc 3 ngày một lần để vết thương mau lên da non và gom miệng.
Sau 2-3 lần băng với ba vị thuốc trên, dùng thuốc bột chế với phấn cây Cau (sao khô) 20g, phấn cây Chè (sao khô) 16g, Bồ hóng 8g, Phèn phi 4g tán rắc vết thương rồi để yên cho đóng vẩy và róc thì thôi.
Bài viết cùng chuyên mục
Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét
Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.
Nhân trần Trung Quốc: chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật
Dùng chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật như vàng da đái ít, viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản; còn dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa.
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy
Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella
Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng
Kiệu: thuốc tán khí kết
Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ, Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.
Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ
Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận
Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt
Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng
Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông
Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng
Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá
Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ
Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin
Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu
Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Nhũ mộc: dùng uống như sữa
Gốc ở Nam Mỹ châu, được nhập trồng trong tất cả các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, có trồng ở Quảng Trị, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh
Ngải thơm, trừ giun khai vị
Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi
Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ
Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ
Nghể: giải nhiệt chữa ho
Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.