- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột
Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mơ leo - Paederia scandens (Lour.) Merr., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Dây leo thảo, sống nhiều năm, dài 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông. Lá có cuống dài 1-2cm, phiến lá dài 5-11cm, rộng 3-7cm, có gốc tròn hay tù, mặt dưới không lông hay có lông dày. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài; cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn; nhị 5, không thò ra. Quả hạch màu vàng chứa hai nhân dẹp, màu đen đen.
Cây ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau.
Bộ phận dùng
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Paederiae thường gọi Kê thi đằng.
Nơi sống và thu hái
Cây của phân vùng Ân Độ - Malaixia, mọc ở lùm bụi và cũng được trồng. Thu hái cây vào mùa hè, rễ vào mùa thu và đông, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong cây có asperuloside, paederoside, scanderoside, acid paederosidic, deacetylasperuloside, arbutin.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.
Công dụng
Thường dùng chữa: 1. Co thắt túi mật và dạ dày ruột, tê đau do ngoại thương; 2. Trẻ em cam tích, tiêu hoá kém và suy dinh dưỡng; 3. Viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ; 4. Viêm khí quản, ho gà, lao phổi; 5. Phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã tổn thương; 6. Giảm bạch cầu gây ra bởi bức xạ; 7. Nhiễm độc bởi phosphor hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp. Ngày dùng 15-16g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, áp xe. Toàn cây còn dùng chữa vết thương do các trùng độc cắn rất hay. Dùng rễ của nó nấu với chân giò lợn có công hiệu dãn gân, hoạt lạc.
Đơn thuốc
Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng: Mơ leo, Cây mũi mác (Thóc lép) mỗi vị 15g, Voòng phá 6g, sắc uống.
Viêm khí quản mạn: Mơ leo 30g, Bách bộ 15g, Tỳ bà diệp 10g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạc thau đá, cây thuốc trị ho
Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông
Lục lạc sợi, chữa sưng họng
Hạt rang dùng như cà phê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ân Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Lục lạc kim: trị đau mình mẩy
Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.
Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong
Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.
Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương
Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa
Căm xe: trị ho ra máu
Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.
Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ
Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh
Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt
Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.
Cách thư Oldham: trị viêm xương khớp
Dầu hạt được dùng chế vật phẩm hoá trang và làm dầu công nghiệp. Rễ được dùng trị đòn ngã và viêm xương khớp.
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp
Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức
Nga trưởng: uống trị sốt
Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.
Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu
Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Mán đỉa: tắm trị ghẻ
Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Gùi da có cánh: cây thuốc có độc
Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.