- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mía - Saccharum officinarum L., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Cây thảo cao, sống dai nhờ thân rễ. Thân đặc cao từ 2 đến 5 m. Lá phủ một lớp sáp. Lá to, bẹ có nhiều lông dễ rụng, đốt dài 5-10cm, rộng 3-6cm, phiến rộng đến 6cm, màu lục, màu vàng hay đỏ tím, có một gân giữa trắng. Cụm hoa là chuỳ (cờ) rộng và to ở ngọn cây, mang hoa dầy đặc, bông nhỏ có một hoa sinh sản.
Bộ phận dùng
Thân và rễ - Caulis et Radix Sacchari Officinari.
Nơi sống và thu hái
Loài của Mêlanêdi, được trồng rộng rãi ở Ân Độ, các nước Đông Nam Á và Mỹ châu. Ở nước ta, mía cũng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Bắc như Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú. Mía ưa đất phù sa, sau 11-18 tháng đã có thu hoạch cây để ép mật chế đường và làm thuốc. Rễ có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học
Thân Mía chứa đường saccharose 7-10%, protein 0,22%, chất bép 0,5% và tro 0,5%. Trong tro có calcium oxalat, magnesium oxalat..., trong rễ có mangan oxalat 4,54%.
Tính vị, tác dụng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng. Ở Ân Độ, người ta cho là mía có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, kích dục. Rễ mía có tác dụng làm nhầy, giải nhiệt và lợi tiểu. Đường cát có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hoà can khí, giải nhiệt độc, say rượu, say sắn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Mía được dùng ép lấy nước uống chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, còn dùng chữa nôn oẹ. Đường cát còn dùng chữa bệnh lỵ, ăn uống không vào, chữa ho lâu khỏi và chữa trẻ em ho.
Đơn thuốc
Chữa nôn oẹ: ép mía lấy nước, pha thêm ít nước Gừng cho uống.
Chữa đi lỵ, ăn uống không vào: Đường cát 3 thìa, Ô mai 3 quả, sắc uống.
Chữa ho trẻ em: Đường phèn (đường cát kết tinh) với Hoa hồng bạch chưng cách thuỷ cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác
Duối rừng, cây thuốc cầm máu
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở
Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan
Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng
Hoa tím: cây thuốc long đờm
Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc
Dứa: cây thuốc nhuận tràng
Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.
Lục lạc: bổ can thận
Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Mướp đắng: làm thuốc bổ máu
Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt
Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu