Mí: trị đau nhức khớp

2018-03-14 08:25 PM

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mí, Mí chẹt - Lysidice rhodostegia Hance, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 7-8m (3-20m) cành hình trụ. Lá kép lông chim, nhẵn, gồm 4-5 đôi lá chét hình ngọn giáo hoặc lưỡi hái dài 4-10cm, rộng 2,5-3cm. Cụm hoa ở ngọn, hình chuỳ, gồm 6-8 chùm; lá bắc màu hồng dài bằng cuống hoa. Hoa màu hồng tím; đài hình ống, c ó 4 thùy; tràng 3, có móng dài; nhị 2-1 sinh sản mọc thò dài còn 7 nhị không sinh sản; bầu có cuống với vòi dài. Quả đậu dẹt, nứt thành 2 mảnh vỏ cuộn lại.

Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 12.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Lysidices Rhodostegiae. Thân, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, cay, tính ấm, có ít độc, có tác dụng tán ứ tiêu thũng, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng ở Trung Quốc để trị: đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau nhức khớp do phong thấp và ngoại thuơng xuất huyết.

Liều dùng

Rễ tươi 15-30g, rễ khô 9-15g.

Bài viết cùng chuyên mục

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương

Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương

Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy

Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị

Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh

Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.

Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu

Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.

Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày

Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao

Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng

Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.

Cỏ lết: cây thuốc trị giun

Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.

Mớp lá đẹp, trị viêm khí quản

Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm thuốc cầm máu

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Kim điệp, cây thuốc

Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun

Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Ngải lục bình, chữa nóng sốt

Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận

Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Móc bông đơn: nhuận tràng

Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2

Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ

Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này