- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Men bia - Saccharomyces cerevisiae Hans., thuộc họ Nấm men - Saccharomycetaceae.
Mô tả
Nấm hiển vi có tán được cấu tạo bởi những tế bào hình trứng, có đường kính từ 8 đến 10/1.000mm riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi tràng hạt. Người ta phân biệt loại men bia cao, có biên độ nhiệt độ hoạt động giữa 15o và 20o và loại men bia thấp có biên độ hoạt động giữa 5o và 6o dùng để sản xuất bia nhẹ.
Bộ phận dùng
Men bia thấp được dùng làm thuốc. Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ.
Nơi sống và thu hái
Men bia chỉ sống trong điều kiện nuôi cấy. Người ta thường nuôi men để sản xuất nước uống.
Trong khi lên men chúng thải ra khí CO2, khí này nhào lộn bột và làm cho nguyên liệu biến đổi nhanh chóng.
Thành phần hóa học
100g men bia cho khoảng 12g tro mà các thành phần chính là phosphor, kalium và magnesium. Ngoài ra, có đường, lipid (5-20%), protid giàu về acid amin cần thiết, men vitamin (mà men bia là nguồn nguyên liệu rất tốt), vitamin B tổng hợp, pro vitamin B, vitamin E, H, BX, X, các yếu tố chống thiếu máu.
Tính vị, tác dụng
Bổ dưỡng chung, kích thích sự hấp thụ thức ăn, lợi tiêu hoá, chống thiếu máu, cân bằng và bảo vệ hệ thần kinh, chống vữa xơ động mạch, chống độc, kích thích nội tiết tố.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Men bia dùng để làm men bánh mì, bột nở. Để làm thuốc, thường được sử dụng trong các trường hợp: 1. Suy dinh dưỡng do thiếu khoáng, còi xương; 2. Nhiễm độc thức ăn; 3. Xơ vữa động mạch; 4. Thiếu vitamin; 5. Nhiễm độc ruột; 6. Đái đường; 7. Suy nhược, loạn thần kinh; 8. Mụn nhọt, viêm mủ da; 9. Viêm dây thần kinh.
Liều uống trong: 2-3 thìa xúp men bia tươi hàng ngày hoặc 4-10g dạng viên nén, thuốc uống.
Dùng ngoài: Làm nước rửa do viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em, viêm ruột do màng ở chất nhầy.
Bài viết cùng chuyên mục
Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết
Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng
Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho
Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Lục lạc mũi mác, cây thuốc
Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng
Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt
Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.
Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.
Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng
Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt
Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu
Cải xanh: rau lợi tiểu
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu
Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ
Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.
Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét
Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Mát tơ, trị đau răng
Ở Malaixia, lá dùng chữa đau mắt, còn dùng cho vào răng sâu trị đau răng. Lá dùng hãm uống trị sốt rét, rối loạn tiết niệu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh con
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ
Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ
Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính
Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.