- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mè tré: ôn bổ tỳ thận
Mè tré: ôn bổ tỳ thận
Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mè tré, Sẹ - Alpinia globosa (Lour.) Horan., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả
Cây thảo, cao khoảng 1m. Lá xoan hay thuôn, thon hẹp ở gốc đầu nhọn, nhẵn cả hai mặt, mép có răng, dài tới 60cm, rộng tới 12cm, bẹ có khía, nhẵn, cuống dài 8cm. Cụm hoa ở ngọn, chắc, lúc đầu bao bởi những lá bắc dưới thành mo dài 30 - 35cm, tràng có thùy thuôn lõm, dài 8-9mm, cánh môi bầu dục, thót ở gốc, lõm ở chóp, trắng, khía tía, dài 12mm, rộng 10mm. Quả mọng tròn, đường kính 7- 10mm, khi khô màu trăng trắng. Hạt 5-7 hình ba cạnh dẹp dẹp, màu xám.
Ra hoa mùa hạ (tháng 6) quả vào mùa thu đông.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Alpiniae Globosae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, mọc hoang ở chỗ râm mát trong rừng ở Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây. Thu hái quả vào mùa thu đông, phơi khô dùng làm thuốc.
Tính vị, tác dụng
Mè tré có vị cay, tính ấm; có tác dụng ôn bổ tỳ thận, làm dễ tiêu, chống nôn, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả thường được dùng như quả cây Ích trí - Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm. Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.
Đơn thuốc
Chữa thận hư, di tinh, ban đêm đái nhiều, dùng: Mè tré, Hoài sơn, Ô dược, lượng bằng nhau, tán bột hay làm viên, uống mỗi lần 12g ngày uống 2-3 lần.
Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng lạnh dạ, ỉa chảy hoặc hay nhổ nước bọt, dùng: Mè tré 12g, Thanh mộc hương, Tiểu hồi hương, Trần bì, Can khương, Ô mai, đều 6g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn
Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml
Ngải giun, tác dụng trị giun
Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu
Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm
Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân
Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.
Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết
Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.
Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi
Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng
Cánh diều: uống chữa nhức mỏi
Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác
Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí
Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu
Phượng: sắc nước uống trị sốt rét gián cách
Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa, thu hái vỏ và lá cây quanh năm
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.
Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá
Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho
Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà