- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Me, thanh nhiệt, giải nắng
Me, thanh nhiệt, giải nắng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Me - Tamarindus indica L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua.
Mùa quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng
Quả, lá, vỏ cây - Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae.
Nơi sống và thu hái
Loài cây cỏ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ân Độ. Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông.
Thành phần hóa học
Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic.
Tính vị, tác dụng
Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.
Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.
Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.
Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.
Cách dùng
Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2 -6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.
Đơn thuốc
Có thai, chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.
Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính: gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.
Tẩy giun: Hạt Me 4-8g phối hợp với quả Giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Ngải tiên: khư phong trừ thấp
Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.
Ngút to: làm long đờm
Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.
Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.
Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ
Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.
Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi
Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế
Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Hy kiểm: thuốc trị sốt rét
Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt
Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.
Kim giao, thuốc chữa ho ra máu
Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ
Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét
Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận
Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn
Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.
Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng
Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.