Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt

2018-03-12 02:31 AM

Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Me rừng, Chùm ruột núi - Phyllanthus emblica L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 5-7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dây, nom như lá kép lông chim. Hoa nhỏ, màu vàng, mọc thành tán ở nách lá. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta, có khía rất mờ.

Ra hoa tháng 4, tháng 5.

Bộ phận dùng

Quả, lá, vỏ cây và rễ - Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae.

Nơi sống và thu hái

Cây của phân vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang ở vùng rừng núi, thường gặp ở chỗ sáng. Thu hái quả vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành. Thu hái lá vào hè thu, rễ và vỏ quanh năm, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Quả chứa acid phyllemblic (6,3%), lipid (6%) acid gallic (5%) và emblicol. Quả Me rừng là nguồn nguyên liệu tự nhiên của vitamin C, trong vỏ quả có tỉ lệ 70 -72%. Còn có acid mucic. Quả khô chứa tanin và phức hợp keo mà thành phần chính là acid phyllemblic. Hạt chứa dầu cố định, phosphatid và tinh dầu. Vỏ cũng chứa tanin, leucodelphinidin. Lá cũng chứa tanin.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hoà đàm, sinh tân chỉ khát. Ở Ân Độ người ta cũng dùng làm thuốc làm mát, lợi tiểu, nhuận tràng. Lá có vị cay, tính b́nh; có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cũng có tác dụng thu liễm. Hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả được dùng chữa: 1. Cảm mạo phát sốt; 2. Đau họng, đau răng, miệng khô phiền khát; 3. Đái đường; 4. Thiếu vitamin C.

Rễ dùng chữa: 1. Huyết áp cao; 2. Đau thượng vị, viêm ruột; 3. Lao hạch bạch huyết.

Lá dùng chữa: 1. Phù thũng; 2. Eczema, viêm da, mẩn ngứa.

Dùng 10-30g quả; 15-30g rễ, vỏ; 10-20g lá, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài lấy lượng lá thích hợp nấu sôi tắm rửa.

Ở Ân Độ, người ta dùng quả khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ, dùng phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu. Nước lên men từ quả Me rừng dùng trị vàng da, khó tiêu và ho. Bột nước quả Me rừng với dịch Chanh được dùng làm ngưng lỵ trực khuẩn cấp tính. Dịch ứa ra khi chích quả, dùng đắp ngoài, chữa viêm mắt. Hạt được dùng trị hen, viêm cuống phổi và thiểu năng mật. Ở Thái Lan, quả cũng được dùng làm thuốc long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu, trị ỉa chảy, chống bệnh scorbut.

Đơn thuốc

Đái đường: nấu sôi 15-20g quả Me rừng ướp muối và uống hàng ngày.

Rắn cắn: Vỏ cây giã thêm nước uống và lấy bã đắp.

Nước ăn chân: Giã quả lấy nước bôi.

Bài viết cùng chuyên mục

Gáo, cây thuốc chữa ho

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm

Mái dầm: thuốc trị kiết lỵ

loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.

Mua thường, giải độc thu liễm

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới

Mâu linh: chống co giật

Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.

Mức, chữa đau yết hầu

Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng

Mào gà trắng, làm sáng mắt

Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Nhạ nhầu: nấu uống làm thuốc lợi sữa

Dân gian dùng dây lá nấu uống làm thuốc lợi sữa

Bí bái: khư phong hoạt huyết

Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.

Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm

Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ

Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng

Nghệ đen: phá tích tán kết

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên

Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.

Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen

Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.

Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu

Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Mí mắt, thuốc trị táo bón

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình

Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Chây xiêm: chữa nứt nẻ

Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ

Quả nổ ống to: thêm rượu hơ nóng đắp chữa trật gân

Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm