Mè đất nhám, chữa cảm sốt

2018-03-12 02:33 AM
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mè đất nhám, Vùng đất hay Húng cay đất - Leucas aspera Spreng., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả

Cỏ cao 30-40cm. Thân vuông có lông. Lá xanh tươi, thon hay hẹp, dài 2-5cm, mép có răng thưa. Hoa tập hợp lại thành chụm như hoa đầu. Lá bắc hẹp, có lông, đài cao 1cm, có lông ở ngoài, không lông ở trong, 10 răng miệng xéo; tràng hoa trắng, 4 nhị. Quả bế nâu, to 3mm. Cây ra hoa tháng 4.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Leucatis Asperae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố ở khắp Đông Dương đến Philippin. Cây gặp thông thường dọc đường đi trên đất hoang lắm cát, nơi đất ẩm ướt ở nhiều nơi. Người ta thu hái cây mùa khô, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong lá có glucosid.

Tính vị, tác dụng

Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng. Ở Ân Độ, người ta biết được là nước chiết bằng cồn của lá cây này có những hoạt tính sát trùng với một số loại vi trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp trên, ho gà. Còn dùng đắp trị ghẻ lở rắn cắn và sâu bọ đốt.

Ở Ân Độ, người ta dùng hoa trị cảm sốt, dịch lá dùng đắp trị vẩy nến, ghẻ lở và phát ban da mạn tính, lá được dùng trị bệnh thấp khớp mạn tính.

Đơn thuốc

Chữa cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp trên: Mè đất nhám khô 15-30g (hoặc 30-60g cành lá tươi) sắc uống và xông.

Ho gà của trẻ em: Cành lá Mè đất nhám khô, củ Tóc tiên (Mạch môn) chẻ đôi bỏ lõi sao, đều 12g, sắc uống.

Răng đau nhức: Dùng 12g cành lá khô hoặc 20g lá tươi sắc đặc ngậm.

Bài viết cùng chuyên mục

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết

Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong

Chay: đắp vết thương để rút mủ

Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.

Khế: thuốc trị ho đau họng

Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau

Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ

Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.

Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi

Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.

Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù

Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema

Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.

Cà dại hoa tím, trị sưng amydal

Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó

Mần mây: làm chắc chân răng

Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.