- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mẫu thảo, Dây lưỡi đòng - Lindernia crustacea (L.) F. Muell., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn. Hoa có cuống dài ở nách các lá, cuống hoa có lông lún phún, thường bằng hay dài hơn lá, đài dính đến phân nửa, tràng hoa tim tím. Quả nang nhẵn, hình trứng, dài bằng đài. Hạt nhỏ, màu vàng, hình trứng, hơi có mạng không đều.
Cây ra hoa vào mùa hè thu.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Linderniae Crustaceae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Xri Lanca, Ân Độ, Nêpan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản, Philippin, Úc châu, Tân Ghinê, Micronedi và Polynêdi. Cây mọc phổ biến ở vườn, ruộng, dọc đường đi nhiều nơi khắp nước ta từ Hà Nội, Ninh Bình tới Thanh Hoá đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi dùng thu hái toàn cây, rửa sạch dùng tươi. Rễ rửa sạch phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Cây chứa hai chất đắng chưa xác định rõ là thuộc nhóm các alcaloid hay glucosid.
Tính vị, tác dụng
Mẫu thảo có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc. Nó có tính gây nôn, tẩy rất gần với Dương địa hoàng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Lỵ do trực trùng cấp và mạn, viêm ruột ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa; 2. Viêm gan, viêm thận thuỷ thũng; 3. Cảm mạo; 4. Bạch đới.
Liều dùng: 40-80g rễ sắc uống.
Dùng ngoài, giã rễ hoặc cành lá tươi đắp trị ung nhọt, đinh độc, vết thương (do ve đốt, rắn cắn). Dân gian còn dùng cây tươi giã nát với đường chảy để đắp trị bệnh ngoài da, eczema.
Bài viết cùng chuyên mục
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da
Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng
Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị
Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao
Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.
Cáp vàng: xông khói chữa bệnh
Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.
Nấm bọc, tác dụng thanh phế
Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8
Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Mật đất: chữa đau bụng
Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen
Bướm bạc lá: rửa các vết thương
Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt
Mâu linh: chống co giật
Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.
Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.
Ngấy ba hoa: trị phong thấp đau xương
Có thể dùng như cây Mâm xôi trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương, ngoại thương xuất huyết.
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.