- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mẫu kinh năm lá, Mẫu kinh núi, Dẹn năm lá - Vitex quinata (Lour.) F.N. Williams, thuộc họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao tới 25m, cành non vuông, không lông hay ít lông.
Lá kép với 5 lá chét bầu dục thon, đỉnh có mũi nhọn, góc tù tròn, không lông, có khi có lông ở gân, có hai tuyến ở gốc, cuống dài 4-20cm. Chuỳ hoa ở ngọn, dài 20-25cm; hoa vàng nhạt, môi trên tím, đài hoa phủ lông xanh và có tuyến, có 5 răng nhỏ; tràng có lông dày ở mặt ngoài; ống hình phễu, môi trên có 2 thùy, môi dưới có 3 thùy, nhị thò, bầu không lông. Quả hạch hình quả lê, đen đen, rộng 6mm, nằm trong đài đồng trưởng.
Ra hoa vào cuối thu và đầu đông.
Bộ phận dùng
Vỏ, rễ, lá - Cortex, Radix et Folium Viticis Quinatae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Mianma, Malaixia, Philippin, Lào, Việt Nam và Campuchia. Cây ưa sáng, thường gặp ở bờ suối trống trong rừng ở Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho tới Kontum, Lâm Đồng, Sông Bé.
Tính vị, tác dụng
Vỏ tươi có mùi thơm, có tác dụng bổ dưỡng, rễ chỉ khái định suyễn, trấn tĩnh thoát nhiệt, lá có tác dụng thanh nhiệt giải biểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa (Viện Dược liệu).
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm nhánh khí quản, háo suyễn, cam tích, phong thấp, đòn ngã, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã, cảm mạo.
Bài viết cùng chuyên mục
Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.
Ba đậu: cây thuốc long đờm
Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.
Mít nài: cây thuốc
Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh
Lá buông, cây thuốc
Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên
Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc
Me nước, trị bệnh đái đường
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc
Mạnh trâu, bổ gân
Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Mảnh bát: trị bệnh đái đường
Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng
Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn
Le lông trắng: thuốc trị sốt rét
Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Mây tất, trị kiết lỵ
Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ Afzelia xylocarpa Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực
Lê, thuốc trị lỵ
Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội