Mẫu đơn, chữa nhức đầu

2018-03-08 10:08 PM
Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mẫu đơn - Paeonia suffruticosa Andr., thuộc họ Mẫu đơn - Paeoniaceae.

Mô tả

Cây thảo, sống nhiều năm thành bụi cao đến 2m, thân không lông. Rễ phát triển thành củ. Lá kép hai lần, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng nhạt, lá chét nguyên hay có thùy. Hoa to, đường kính 15-20cm, ở ngọn các nhánh, rộng đến 20cm, thơm, thường xếp từng đôi, cánh hoa nhiều, trắng, đỏ tía hay vàng, nhị nhiều, vàng; lá noãn 5, rời nhau, không lông. Quả đại có vỏ quả dày.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ - Cortex Moutan, thường gọi là Mẫu đơn bì. Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Quốc, được nhập trồng vì hoa đẹp và để sử dụng làm thuốc. Người ta thường dùng vỏ rễ phơi khô.

Thành phần hóa học

Có paeonolide, paconol, paconiílorin; còn có acid benzoic, phytosterol, các glucosid, alcaloid, saponin.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ, tán độc phá ban.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương.

Đơn thuốc

Chữa bệnh ôn nhiệt, sốt nóng vào mùa hè - thu, viêm não cấp, sưng gan, sốt xuất huyết, sốt cao co giật, hôn mê trằn trọc, khô khát, gầy rộc: Dùng Đơn bì, Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Ngưu tất, Quyết minh tử sao, Dành dành sao hay Hoa hoè sao qua, mỗi vị 12g sắc uống.

Chữa đơn độc sưng tấy, quai bị, bắp chuối, sưng vú, viêm tinh hoàn, cùng các chứng ứ máu sưng viêm phát sốt và phụ nữ đau bụng phát sốt trong khi hành kinh. Dùng Đơn bì, Bông trang, Huyết giác, Hoàng lực, Đơn châu chấu, Chó đẻ răng cưa, mỗi vị 12g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cậm cò: điều kinh dịch

Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức

Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp

Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu

Đậu mèo: cây thực phẩm

Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính

Bần, cây thuốc tiêu viêm

Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp

Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Nghể gai, thuốc tiêu thũng

Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang

Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ

Cải bẹ: phá huyết tán kết

Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Găng chụm, cây thuốc cầm máu

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa

Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da

Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ

Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc

Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Ngũ gia nhỏ (ngũ gia bì): chữa đau mình mẩy

Dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn

Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.