Mặt quỷ: chữa đau bụng

2018-02-20 09:25 PM

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mặt quỷ, Đơn mặt quỷ, Nhàu tán - Morinda umbellata L., thuộc họ cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây mọc toả ra hay leo, tới 10m. Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải-ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2-12,5cm rộng tới 4cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm; lá kèm hình tam giác, cao 2-5mm. Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon. Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8 -10mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4mm, dày 2mm. Hạt 1 trong mỗi nhân.

Ra hoa hầu như quanh năm.

Bộ phận dùng

Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Morindae Umbellatae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ. Cũng gặp mọc bò trên các cây bụi ở nơi đất khô trãi nắng miền trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Gia Lai. Thu hái rễ vào mùa xuân, mùa thu, rửa sạch, loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm, cắt ngắn rồi phơi.

Thành phần hoá học

Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, ngọt, tính hơi nóng; có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, ích thân, cường cân cốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da. Còn dùng tẩy giun sán.

Ở Hoa Kỳ, rễ được dùng như một chất xổ mạnh.

Ở Ân Độ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ.

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống.

Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Đơn thuốc

Chữa thấp khớp: Mặt quỷ, vỏ xà cừ, rễ Cỏ xước, rễ Chổi sể đồng 10g sắc nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương

Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt

Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu

Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.

Duối rừng, cây thuốc cầm máu

Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Đạt phước, cây thuốc hạ sốt

Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy

Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ

Luân kế: hoạt huyết tán ứ

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.

Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt

Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết

Câu đằng Bắc: chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai

Gai và cành dùng chữa nhức đầu, chóng mặt hoa mắt ù tai do huyết áp cao, trẻ em sốt cao lên kinh giật nổi ban, lên sởi, sưng khớp.

Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn

Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan

Mâu linh: chống co giật

Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu

Màn đất: thanh nhiệt giải độc

Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương

Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức

Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.

Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ

Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén

Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu

Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh