- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mật mông hoa- Buddleia officinalis Maxim., thuộc họ Bọ chó - Buddleiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, có nhánh non phủ lông đơn, sít nhau, màu hung hay trăng trắng và những lông tuyến. Lá xoan hay thuôn ngọn giáo, dài 5-15cm, rộng l-3cm, nhọn hay có mũi ở đầu, nguyên hay có răng, dài 5-11 cm, rộng 2-4cm, nhẵn ở trên, có lông bột ở dưới, dạng màng hay hơi dai. Hoa trắng, vàng vàng, thành chuỳ ở ngọn thường hẹp, dài 15cm, gồm những xim có cuống, nhiều hoa. Quả nang hoá sừng, thuôn bầu dục, hai lần dài hơn đài.
Hoa tháng 2-4, quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng
Hoa - Flos Buddleiae. Thường gọi là Mật mông hoa.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt.
Thành phần hóa học
Có glucosid linarin.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng can, minh mục thoái ế.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dùng chữa thong manh, mắt đỏ đau, chảy nhiều nước mắt. Là loại thuốc nhãn khoa, có tác dụng làm sáng mắt tiêu viêm, mát dịu. Lấy rượu và mật tẩm thứ hoa này uống có thể trị màng trong mắt, tia máu đỏ trong mắt và mắt quáng sợ ánh sáng. Đối với chứng nhìn kém, quáng gà, trẻ con cam ám mục bởi dinh dưỡng kém cũng có công hiệu.
Lá non, cành và vó rễ của cây này đều làm thuốc trừ phong thấp và làm thuốc đòn. Lá còn dùng ngoài giã đắp trị sưng lở.
Đơn thuốc
Đau mắt đỏ, sợ chói, chảy nước mắt: Mật mông hoa, Cúc hoa và hạt Mào gà mỗi vị 12g, Hoàng đằng 8g, sắc uống.
Đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, nhiều người cùng mắc mắt ngứa, nhức đầu hoặc có sốt: Dùng Mật mông hoa, Bạc hà, Kinh giới, hạt Muồng sao, Huyền sâm, Dành dành, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu
Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích
Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Cocoa: dùng chữa lỵ
Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ
Liễu bách, thuốc tán phong
Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi
Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản
Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy
Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Cánh diều: uống chữa nhức mỏi
Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Hoa thảo: cây thuốc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.
Kim đồng nam: thuốc chữa lỵ, ỉa chảy
Ở Ân độ, còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rối loạn chức năng gan, có người dùng ăn thường xuyên chữa chứng thừa cholesterol trong máu
Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho
Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc
Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi
Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không
Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein
Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi