- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mao lương, Mao lương độc -Ranunculus sceleratus L., thuộc họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm, không lông, cao 30-70cm. Lá đa dạng, la ở gốc xoan rộng, chẻ sâu làm 3-5 thuỳ; lá trên do 3 lá chét rộng hay hẹp. Hoa nhỏ rộng cỡ 1cm, màu vàng tươi; mỗi hoa có 5 lá đài nhọn; 5 cánh hoa có vẩy tiết ở gốc, nhiều nhị và nhiều lá noãn có vòi rút ngắn. Đế hoa dài ra thành trụ mang bế quả dẹp.
Ra hoa tháng 2-6.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Ranunculi, ở Trung Quốc gọi là Thạch long nhuế.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đất khô dần, phát tán theo dòng nước sông, mọc ở Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà, Hải Phòng. Thu hái cây vào mùa hè rửa sạch phơi khô.
Thành phần hoá học
Cây chứa anemonin và 2,50% protoanemonin ngay sau khi cây nở rộ.
Ở cây tươi có chất rất kích thích là anemonol nhưng khi phơi khô sẽ biến thành một chất kém hoạt động hơn là anenonin.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính bình, có độc. Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Chỉ dùng ngoài, giã cây tươi hoặc chế thành thuốc bôi dẻo đắp, nếu thấy chỗ đắp bị sưng thì tháo thuốc đắp ra.
Ở Ân Độ được dùng đắp vào da để làm phồng da. Hạt có thể dùng giã nhỏ đắp lên mụn nhọt chưa vỡ mủ hay những chỗ sưng tấy, áp xe. Còn được dùng làm thuốc dễ tiêu, làm dịu hơi thở và chữa bệnh về thận.
Đơn thuốc
Lao hạch bạch huyết: Giã cây tươi đắp.
Nhọt, viêm mủ da, rắn cắn: rửa cây tươi và giã lấy dịch bôi.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng
Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.
Lương trắng, trị ban bạch
Dân gian dùng cành lá trị ban bạch, nhức mỏi; cũng dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, môi khô, phổi nóng. Còn dùng giải độc rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
Mí mắt, thuốc trị táo bón
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình
Lục lạc mũi mác, cây thuốc
Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng
Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước
Cà độc dược gai tù, ngăn suyễn giảm ho
Cũng dùng như Cà độc dược. Hoa cũng được dùng làm thuốc hút như các loại Cà độc dược khác
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày
Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển
Linh chi: giúp khí huyết lưu thông
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Keo cắt: cây thuốc
Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt
Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt
Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở
Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc
Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin
Kim cang lá bắc, thuốc lợi tiểu
Thân rễ dùng sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống lợi tiểu, tiêu độc trị đau nhức xương
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.