Mào gà trắng, làm sáng mắt

2018-01-14 08:40 AM
Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mào gà trắng, Mào gà đuôi nheo - Celosia argentea L., thuộc họ rau dền - Amaranthaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, cao 0,30-1m, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít. Lá hình dải hay ngọn giáo, nhọn, dài 8-1 Ocm, rộng 2-4cm. Hoa không cuống họp thành bông trắng hay hồng, dài 3-10cm; đài 5, khô xác, nhị 5, dính nhau ở gốc; bầu hình trứng, chứa chừng 7 noãn. Quả nang nẻ ngang. Hạt dẹt màu đen hoặc nâu đỏ, bóng láng.

Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Celosiae, thường gọi là Thanh tương tử. Người ta còn dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Đông Ân , nay trở thành liên nhiệt đới, thường gặp ở trên các băi hoang, ở đất trồng. Có khi được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Vào tháng 6-9, hái hoa về, phơi khô đập lấy hạt, phoi sạch đến khô. Cành lá thường dùng tưoi, hoặc phoi khô để dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong hạt có dầu béo, tinh bột, vitamin PP, nitrat, Kali.

Tính vị, tác dụng

Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt mào gà trắng dùng chữa: 1. Viêm kết mạc cấp tính, viêm giác mạc; 2. Viêm sắc tố mắt mạn tính; 3. Huyết áp cao; 4. Chảy máu dạ dày ruột, thổ huyết, chảy máu cam, tử cung xuất huyết; 5. ỉa lỏng; 6. Lòi dom.

Dùng ngoài trị thấp sang, ghẻ, hắc lào.

Toàn cây dùng trị 1. lỵ; 2. Viêm đường tiết niệu.

Cách dùng

Ngày dùng 10-15g hạt, 30-60g toàn cây sắc nước uống. Để cầm máu, thường phối hợp với Cúc chỉ thiên, lá huyết dụ, có thể luyện viên để uống. Dùng ngoài nấu nước rửa không kể liều lượng.

Ghi chú

Đối với bệnh tăng nhãn áp (con ngươi dãn to) không nên dùng.

Đơn thuốc

Viêm kết mạc cấp tính, đau mắt: Dùng hạt Mào gà trắng, Hoàng cầm, Long đởm, mỗi vị 9g, Cúc hoa trắng 12g, thục địa 15g sắc nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Móng rồng: lá dùng trị dịch tả

Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.

Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Lim: cây thuốc có độc

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.

Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu

Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da

Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu

Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Lòng mang, khư phong, trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính hơi nóng, có tác dụng khư phong, trừ thấp, dãn cơ, hoạt huyết và thông lạc

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho

Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.

Muồng truổng: trị đau dạ dày

Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.

Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu

Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp