- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu
Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mào gà, Bông mồng gà - Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss) thuộc họ Rau dền -Amaranthaceae.
Mô tả
Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan - tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-11.
Bộ phận dùng
Cụm hoa - Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê quan hoa. Hạt, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Đông Ân , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.
Thành phần hoá học
Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.
Tính vị, tác dụng
Cụm hoa mào gà (kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.
Ở Ân Độ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.
Ngày dùng 10 -15g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày. Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.
Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.
Lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác
Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở
Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc
Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón
Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho
Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ
Cải giả: làm thuốc mát
Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm
Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Mè đất nhám, chữa cảm sốt
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt
Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh
Bông tai: tiêu viêm giảm đau
Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.
Mua lông: trị bệnh bạch đới và ỉa chảy mạn tính
Đồng bào dân tộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng dùng lá để tắm rửa khi bị phát ban da do nhựa của cây Bangcal, thuộc chi Buchanania trong họ Đào lộn hột.
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho
Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.
Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian
Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư