Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ

2018-01-08 10:54 AM
Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Măng cụt - Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa - Clusiaceae.

Mô tả

Cây to, cao đến 25m, có nhựa vàng. Lá dày cứng, mọc đối, không lông, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa đa tính, thường có hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. 4 lá dài, 4 cánh hoa màu trắng, 16-17 nhị và bầu 5-8 ô. Quả tròn mang đài tồn tại có vỏ quả rất dai, xốp màu đỏ như rượu vang chứa 5-8 hạt, quanh hạt có lớp áo hạt trắng, ngọt ngon.

Cây ra hoa tháng 2-5 có quả tháng 5-8.

Bộ phận dùng

Vỏ quả và vỏ cây - Pericarpium et Cortex Garciniae Mangostanae.

Nơi sống và thu hái

Cây của đảo Xôngdơ và Môluýc, được nhập trồng vào nước ta đã lâu dễ lấy quả ăn. Vỏ quả thu thập vào mùa quả chín, ăn lớp áo hạt, để vỏ phơi khô cất dành dùng làm thuốc. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. cây cũng chứa tanin.

Tính vị, tác dụng

Vị chát, làm săn da; có tác dụng trừ ỉa chảy và lỵ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Nước sắc vỏ quả cũng được thụt vào âm đạo phụ nữ để rửa trong trường hợp bị bệnh bạch đới, khí hư. Vỏ cây thường dùng trị bệnh ỉa chảy.

Cách dùng

Để trị ỉa chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả Măng cụt: Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

Ở vùng nóng người ta còn phối hợp với các vị thuốc khác; vỏ Măng cụt khô 60g, hạt Mùi 5g hạt Thìa là 5g đem sắc trong 1200ml nước. Đun sôi kỹ, còn lại 600ml chiết ra để uống, ngày hai lần, mỗi lần 120ml. Có thể gia thêm rượu thuốc phiện. Cũng có thể dùng vỏ cây chữa ỉa chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nổi đất với hai bát nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.

Bài viết cùng chuyên mục

Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc

Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau

Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Mua tép: thanh nhiệt giải độc

Cây mua tép là một loại cây thảo dược có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

Mơ: giáng khí chỉ khái

Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh

Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh

Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân

Mua: giải độc tiêu thũng

Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình

Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Mui: trị viêm phế quản

Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Ổ chim: làm thuốc giảm đau

Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp

Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị

Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.