- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mãng cầu xiêm - Annona muricata L., thuộc họ Na - Annonaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ hay lớn, cao 6-8m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu nâu. Lá mọc so le, nguyên hình trái xoan ngọn giáo, có mũi, nhẵn, thơm, có 7-9 cặp gân phụ. Hoa đơn độc ở thân hay nhánh già, 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh hoa màu xanh vàng; 3 cánh hoa trong màu vàng, hơi nhỏ hơn; nhị và nhuỵ làm thành một khối tròn cỡ 1,5cm. Quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25-30cm, màu lục hay vàng vàng, phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, chứa nhiều hạt màu nâu đen.
Bộ phận dùng
Vỏ, quả, lá và hạt - Cortex, Fructus, Folium et Semen Annonae Muricatae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới (quần đảo Ang ti) được nhập trồng để lấy quả ăn. Thu hái quả chín ăn tươi, lấy hạt già. Quả xanh đem phơi khô, tán bột. Lá dùng tươi.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 0,05% alcaloid mà 2 alcaloid kết tinh đã tách được là muricin và muricinin. Lá chứa tinh dầu mùi dễ chịu, một lượng khá cao chlorua kali, tanin và bột, alcaloid có hàm lượng thấp và một chất nhựa. Hạt cũng chứa alcaloid.
Tính vị, tác dụng
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường, rồi đánh như đánh trứng gà làm thành một loại sữa dùng để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Cũng thường dùng tươi làm kem sinh tố với các loại quả khác. Quả xanh, phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét.
Hạt được sử dụng ở Ân Độ làm thuốc sát trùng và duốc cá; ta thường dùng hạt đem giã nhỏ lấy nước gội đầu trừ chấy rận. Lá non có thể dùng làm gia vị, nấu hãm uống buổi tối sẽ làm dịu thần kinh. Lá và vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa sốt, ỉa chảy và trục giun.
Nhân dân cũng dùng lá làm thuốc trị sốt rét, thường dùng để chặn cữ.
Đơn thuốc
Chặn cữ sốt rét: Lá Mãng cầu xiêm 10-15 lá, dâm vắt lấy nước cốt uống một lần. Ngày uống 4 lần (theo BS Lưu Đại Dởm - Minh Hải).
Bài viết cùng chuyên mục
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Long đởm cứng: mát gan sáng mắt
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.
Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn
Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Nghệ trắng: hành khí giải uất
Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung
Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Keo trắng, thuốc làm săn da
Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp
Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau
Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị
Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Nưa chân vịt: cây thuốc điều hoà kinh nguyệt
Cây mọc ở một số nơi ở miền Nam nước ta tại Kiên Giang Phú Quốc, Hà Tiên và Bà Rịa Vũng Tàu Côn Đảo
Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt
Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.
Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da
Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da
Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ
Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Chân danh nam: làm thuốc khai vị
Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày
Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm
Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.
Quả nổ lùn: làm thuốc trị bệnh đau ngực
Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm.