Mận rừng: trị ghẻ ngứa

2018-01-13 12:07 PM

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mận rừng, Táo rừng, vàng trầm, Bút mèo -Rhamnus crenatus Sieb. et Zucc var. cambodianus- Tard, thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.

Mô tả

Cây nhỡ, cao 2-3m, cành non có lông tơ mềm, cành già thường có đốt và có lông thưa. Lá thuôn hình trái xoan, màu lục đậm ở mặt trên, hơi khía răng tròn ở đầu, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống có khía rãnh. Hoa thành xim ở nách lá, mang 5-8 hoa. Đài có 5 thuỳ, ngắn hơn ống đài nhiều; tràng 5, chia hai thuỳ ở đỉnh, nhẵn; nhị 5, đĩa mật mảnh; bầu tròn, 3 ô. Quả hình cầu, nạc, màu đỏ sau chuyển sang đen, mang đài tồn tại; hạt 3 màu đen bóng lồi ở mặt lưng.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ rễ, quả, lá - Radix, Cortex Radicis, Fructus et Folium Rhamni Crenati.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô cất dành. Thu hái quả vào tháng 8.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng ngoài trị ghẻ ngứa, mụn rộp mọc vòng, hắc lào. vẩy nến. eczema mày đay, lở ngứa. Liều dùng 6-12g vỏ rễ phơi khô giã nát hoặc dùng quả chà nát ngâm giấm hoặc rượu bôi hoặc dùng 50-100g lá tươi nấu nước tắm rửa. Dân gian ở Giang Tây (Trung Quốc) dùng nó trị mụn đinh. Dân gian Việt Nam cũng dùng lá nấu nước tắm chữa phong ngứa ngoài da.

Cây có độc do đó không được dùng uống trong.

Đơn thuốc

Ghẻ: Vỏ rễ mận rừng 30g tán thành bột, hoà với mỡ lợn, cho vào vải mỏng hơ nóng trên lửa và đắp.

Vẩy nến: Vỏ rễ Mận rừng thái nhỏ ngâm trong giấm 3 ngày, lọc và dùng đắp ngày 3 lần, trong vòng một tháng.

Eczema: Rễ mận rừng 30g, quả Xuyên tiên 9g, lá bạch đàn đỏ 15g, nấu nước rửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan

Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.

Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Móng ngựa: cây thuốc

Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.

Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực

Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Móc bông đơn: nhuận tràng

Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2

Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm

Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.

Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong

Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.

Cải rừng bò lan: cây thuốc

Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận

Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương

Lan một lá: thuốc giải độc

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.

Mã liên an, chữa bệnh dạ dày

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy

Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.

Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng

Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.

Kim đồng nam: thuốc chữa lỵ, ỉa chảy

Ở Ân độ, còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rối loạn chức năng gan, có người dùng ăn thường xuyên chữa chứng thừa cholesterol trong máu

Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp

Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng

Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng