Mạn kinh, khư phong tán nhiệt

2018-01-12 01:09 PM
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mạn kinh, Đẹn ba lá - Vitex trifolia L, thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao đến 6m; cành non vuông, có lông màu xám. Lá mang 3-5 lá chét, không có lông ở mặt trên, có lông dày trắng ở mặt dưới, cuống phụ 2-8mm. Chùm hoa hẹp dầy lông trắng, cao 5-20cm ở ngọn cành, hoa màu lam tím, đài cao 3-4mm; tràng có ống cao 7-8mm, mũi trên nhỏ; vòi nhuỵ thò.

Quả hạch tròn, to 6mm, vàng đo đỏ rồi xám đen.

Hoa quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-7.

Bộ phận dùng

Lá, rễ và quả - Folium, Radix et Fructus Viticis, quả thường gọi là Mạn kinh tử.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaixia.

Ở nước ta cây mọc hoang chủ yếu ở vùng ven biển, đến sau rừng ngập mặn, từ Thanh Hoá qua Đà Nẵng trở vào đến Tiền Giang (Gò Công) và Kiên Giang (Hà Tiên). Thu hái lá quanh năm, thường là mùa hạ. Thu hái quả vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô, để nơi râm mát, khô ráo, khi dùng có thể sao qua.

Thành phần hoá học

Quả chứa vitexin và tinh dầu. Lá chứa tinh dầu trong đó có: l --pinen, camphen, teroinyl acetal, diterpen alcol, các ílavonoid; aucubin agnusid, casticin, orientin iso-orientin, Intcolin 7 -glucosisd.

Tính vị, tác dụng

Có vị đắng, cay, tính hàn, có mùi thơm, có tác dụng khư phong tán nhiệt, bình can chỉ thống. Lá làm long đờm, lợi tiêu hoá, hạ sốt. Rễ cũng hạ sốt, làm toát mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị: 1. Cảm mạo phát sốt; 2. Nhức đầu, đau nhức mắt, hoa mắt, chóng mặt; 3. Phong thấp, gân cốt đau, tê buốt; 4. Tiêu hoá không bình thường, viêm ruột ỉa chảy; 5. Đòn ngã tổn thương. Liều dùng 6-12g hạt, 8-20g lá sắc uống. Dùng ngoài lấy lá đem giã đắp trị đòn ngã.

Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách. Hoa cũng được dùng với mật ong trị sốt kèm theo nôn và khát nhiều. Quả được dùng trị bế kinh.

Ở Inđônêxia dùng chữa bệnh thuỷ thũng, đau bụng, lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày và ruột, lá lách sưng to, bệnh ngoài da, lao phổi đau ngực, ho, nhức đầu và sốt.

Ở Thái Lan, lá được dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa, rễ dùng trị bệnh đau gan và trị sốt; quả dùng trị hen suyễn và trĩ.

Đơn thuốc

Chữa phong ở não, nhức đầu: Mạn kinh tử 200g ngâm rượu, uống mỗi lần một chén con, ngày uống 3 lần (Nam dược thần hiệu).

Chữa đau mắt sưng đỏ, có màng che, chảy dử, quáng mắt. Mạn kinh tử, hạt Muồng (sao), hạt Mào gà trắng, hạt Mã đề, hạt ích mẫu, các vị bằng nhau, tán bột làm viên, uống với nước chè, hoặc dùng mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa cảm sốt, nhức đầu, mắt sưng đỏ: Mạn kinh tử 15g Cúc hoa, Chi tử, Bạc hà, mỗi vị 12g, Kinh giới 10g, Xuyên khung 4g, đổ nước, bịt kín ấm, sắc rồi xông đầu mắt cho ra mồ hôi và uống thuốc khi còn nóng.

Bài viết cùng chuyên mục

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết

Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu

Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi

Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau

Cà dại hoa tím, trị sưng amydal

Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó

Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm

Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Bời lời thon, thuốc đắp trị bong gân

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Vĩnh Phú, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận. Có thể thu hái vỏ quanh năm

Măng leo, thuốc thông tiểu

Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt

Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Lộc vừng: chữa đau bụng

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Khoai rạng, thuốc chữa ăn uống kém

Vào lúc khan hiếm lương thực, người ta đào củ Khoai rạng về nấu ăn, Cũng được trồng để lấy củ làm thuốc thạy Củ mài, nhưng không làm dược tá

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng

Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương

Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa

Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém

Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11