- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mãn bụi: trị thổ huyết
Mãn bụi: trị thổ huyết
Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mãn bụi, Mốc bạc trĩn- Agrimonia viscidula Bunge (Asuffrutescens Card.) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây thảo lâu năm; thân có lông rải rác. Lá mang 5-7 lá chét to xen với lá chét nhỏ, mặt trên không lông hoặc chỉ có ít lông nhung, mặt dưới có lông nhung ở trên gân, cuống lá có lông thưa; lá bắc thon; 1-2 răng, cao 5-6mm. Chùm hoa thưa, dài 5-10cm, hoa nhỏ, màu vàng. Đài ở quả có 10 sóng, đều mang nhiều hàng móc. Quả bế 2.
Ra hoa vào mùa hạ
Bộ phận dùng
Toàn thân - Herba Agrimoniae, cũng gọi là Tiên hạc thảo.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở vùng núi cao trong các savan và thảo nguyên ở Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Lào Cai (Sapa), Lai Châu. Thu hái toàn cây vào lúc có hoa, phơi trong râm đến khô.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, tiêu viêm chỉ lỵ. Mầm cây sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây. Liều dùng 10-15g.
Là loại thuốc chỉ huyết có công hiệu. Trị ngoại thương hoặc vết dao kiếm cũng có công hiệu.
Người Thái đen ở Phong Thổ (Lai Châu) dùng lá giã ra đắp mụn nhọt. Người Mán dùng rễ phối hợp với các cây khác chữa bệnh sưng ngoại thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi
Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm
Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.
Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da
Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương
Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.
Mua tép có mào, tác dụng kháng nham
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Kim anh: thuốc chữa di tinh
Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.
Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.
Bụt mọc, trị thấp khớp
Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu
Khoai nưa: thuốc hoá đờm
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.
Cỏ gân cốt hạt to: có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Ngoài dùng cây tươi rửa sạch, giã với muối đắp chỗ đau, cũng dùng trị các chứng viêm, bỏng lửa, tổn thương do ngã
Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột
Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt
Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.
Mức, chữa đau yết hầu
Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường
Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang