Mắm: cây dùng trị bệnh ngoài da

2018-01-07 02:52 PM

Nhân dân thường dùng để trị bệnh ngoài da và chủ yếu là trị ghẻ. Ở nhiều nước châu Mỹ, vỏ mắm dùng chữa bệnh phong dưới dạng cao lỏng hay cao mềm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mắm- Avicennia officinalis L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ thường rất phân nhánh từ gốc cao 5-25m; với các nhánh có lỗ bì và phủ tuyến nhựa. Lá xoan ngược hay thuôn, hơi thành góc ở gốc, tròn ở đầu, dài 4 -12cm, rộng 2- 6cm, có mép hơi gập lại, nhẵn và bóng ở trên, mặt dưới có lông sát mịn và mốc mốc.

Hoa vàng hay da cam, thành chuỳ các xim ở ngọn dài 1,5-2cm, xanh đo đỏ, dẹp một bên, tận cùng thành mỏ.

Ra hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng

Vỏ, rễ và hạt - Cortex, Radix et Semen Avicenniae Officinalis.

Nơi sống và thu hái

Loài của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường gặp ở rừng sác và cửa sông khắp nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam.

Thành phần hoá học

Vỏ chứa 2,5-3% tanin, còn có protid, lipid và tinh bột, đường. Không thấy có alcaloid và glucosid.

Tính vị, tác dụng

Vỏ chát, làm săn da, rễ kích dục.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân thường dùng để trị bệnh ngoài da và chủ yếu là trị ghẻ. Ở nhiều nước châu Mỹ, vỏ mắm dùng chữa bệnh phong dưới dạng cao lỏng hay cao mềm. Cao mềm, cho uống ngày 6-8g dưới dạng thuốc viên. Có thể dùng vỏ Mắm ngâm rượu uống. Trên những vết loét của bệnh phong người ta đắp dùng dịch có pha 50% cao lỏng Mắm và 50% nước.

Ở Ân Độ hạt được dùng làm thuốc kích dục. Quả chưa chín, dùng đắp để làm cho áp xe mưng mủ. Tro gỗ dùng giặt thay xà phòng, trong đó có một tỷ lệ lớn alcalin.

Bài viết cùng chuyên mục

Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương

Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt

Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt

Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Bàng bí: cây thuốc bổ

Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.

Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Long tu, thuốc trị bỏng bỏng

Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa

Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ

Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu

Đa cua: cây thuốc trị vết thương

Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim

Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu

Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu

Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng

Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to