- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mạch môn, thuốc bổ phổi
Mạch môn, thuốc bổ phổi
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl., thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.
Mô tả
Cây thảo sống dai nhờ thân rễ ngắn. Lá mọc chụm ở đất, dẹp, xốp làm 2 dãy. Hoa mọc thành chùm nằm trên một cánh hoa trần dài 10-20cm, Hoa nhỏ màu lơ sáng, có cuống ngắn, xếp 1 -3 cái một ở nách các lá bắc màu trắng. Bao hoa 6 mảnh, rời hay dính ở gốc. Nhị 6, bao phấn mở dọc.
Bầu 3 ô, một vòi nhuỵ với 3 đầu nhuỵ. Quả mọng màu tím, chứa 1 -2 hạt.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng
Rễ (củ) - Ophiopogonis, thường gọi là Mạch đông.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Đông Á, được trồng làm bờ các bồn hoa ở nơi mát và có bóng râm. Trồng bằng gốc có rễ vào mùa xuân. Thu hái rễ vào mùa thu. Đào rễ củ già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ nhỏ ở hai đầu củ. Củ nhỏ để nguyên, củ to có thể bổ đôi theo chiều dọc, rồi phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng, ủ mềm, bỏ lõi. Củ thường có hình thoi dài 1 -4cm, màu vàng.
Thành phần hoá học
Củ chứa ophipogonin A, B, B', C, C', D, D'; ophiopogonone A, B. Trong củ còn có chất nhầy, đường glucose.
Tính vị, tác dụng
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm sinh tán, nhuận phế thanh hoả, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết.
Mạch môn. Dây tóc tiên, Lan tròn, Hẹ riềng. Nhuận phế, chỉ khái, sinh tân chỉ khát, nhuận trường thông tiện, thanh tâm trừ phiền.
Mạch môn ngọt lạt loại hàn lương Khu phong tiêu ứ lại thông kinh
Huyết hành đau nhức tê rần khỏi Giải nọc độc ban mọc khắp mình
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con. Còn dùng làm thuốc cầm máu chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam.
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Rẻ quạt, lá hẹ, hoa Đu đủ đực, Húng chanh để trị ho.
Kiêng kị
Người tỳ vị hư yếu, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Nấm mào gà, dùng trị viêm mắt
Thịt nấm có mùi vị dễ chịu, ăn ngon. Khi nấu, nước có màu vàng như mỡ gà. Được dùng trị viêm mắt, quáng gà, viêm nhiễm đường hô hấp và đường tiêu hoá
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho
Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.
Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ
Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng
Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng
Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Lộc mại: chữa viêm khớp
Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích
Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích
Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da
Lục lạc sét, bổ tỳ thận
Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau
Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp
Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt
Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.
Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu
Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Đen, cây thuốc bổ dưỡng
Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng
Ca cao: trị phù thũng và cổ trướng
Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla, nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Đa cua: cây thuốc trị vết thương
Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.
Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng
Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Cẩm thị: gây ngứa da
Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.