Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

2018-01-05 03:16 PM

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mắc coọc, Lê rừng - Pyrus pashia Buch - Ham ex D. Don, thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao tới 12m đầu cành non có gai. Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn, mép có răng tù, dài 4-7cm, rộng 2-5cm; lúc còn non lá có lông ở mặt dưới, sau nhẵn; cuống lá có rãnh ở mặt trên, lá kèm hình chỉ, sớm rụng. Hoa họp thành chuỳ ở nách hay ở ngọn, phủ nhiều lông óng ánh; cánh hoa màu trắng, lá bắc màu nâu. Quả mọng hình cầu, có mụn nhỏ, màu xám hoặc trắng nhạt, có 3 - 5 ô, mỗi ô chứa một noãn.

Hoa tháng 2-4, quả tháng 11-12.

Bộ phận dùng

Quả và vỏ rễ - Fructus et Cortex Radicis Pyri Pashiae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình... trong rừng thưa hay các rú bụi ở độ cao giữa 1.000m-2000, thường ở trên đất nghèo, có khi trên đất ngập. Lá rụng vào mùa đông.

Quả tương tự như quả Lê nhưng thường nhỏ hơn.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả: quả chín ăn được, còn dùng chữa ho, long đờm. Để chữa uất trong, buồn bực ở lồng ngực, giã nát ép lấy nước uống; để chữa bệnh lỵ mới phát; dùng quả nướng ăn; Vỏ rễ chữa lở sần da (lở chàm) cạo lấy lớp vỏ trắng giă nhỏ, hoà với giấm, dùng vải gói lại mà tẩm xát vào chỗ đau, chỗ lở.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho

Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị

Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương

Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo

Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày

Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.

Cải cúc: giúp tiêu hoá

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Liễu bách, thuốc tán phong

Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi

Cải ngọt: trị bệnh co thắt

Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi

Lan chân rết lá nhọn, thuốc chữa liệt dương

Phần trên của thân không lá, mang hoa nhỏ màu trắng với môi vàng vàng ở tâm, rộng 6mm, dài 8mm, phiến hoa tròn dài

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn

Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong

Chùm ngây: kích thích tiêu hoá

Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp

Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.

Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ

Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Ngà voi, đắp chữa sưng tấy

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không

Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu

Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi, Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa

Ngổ trâu: sử dụng như thuốc điều kinh

Người ta thường thu hái làm rau ăn. Cũng được sử dụng như là thuốc điều kinh.