- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mã tiền - Strychnos nux-vomica L, thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đon, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Strychni, được gọi là Mã tiền tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Đông Dương và Ân Độ mọc hoang ở vùng rừng núi. Mã tiền mọc tương đối khá ở vùng chân núi tới độ cao dưới 200m.
Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt. Khi dùng ngâm nước vo gạo 1 đêm ngày (36 giờ) đến khi mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Thái mỏng sấy khô. Tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm.
Thành phần hoá học
Hạt Mã tiền có chứa các alcaloid chính là strychnin, brucin và các alcaloid -B-colubrin vomicon, novacin, icagin và loganin. Strychnin là một chất độc.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn, rất độc, có tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết tiêu thũng. Nó tác dụng vào tất cả các cơ quan làm chuyển động nhiều hay ít tuỳ theo liều lượng vào cơ quan như dạ dày, hệ thần kinh, tim. Dùng với liều lượng thích hợp, nó kích thích dây thần kinh, điều hoà sự hoạt động thần kinh, nhất là hệ thần kinh tuỷ. Lại có tác dụng khai vị, giúp sự tiêu hoá.
Brucin cũng là thuốc độc nhưng không mạnh bằng strychnin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Ăn uống không biết ngon, tiêu hoá kém; 2. Phong thấp nhức mỏi tay chân, bại liệt; 3. Trị đau dây thần kinh, liệt do rượu, liệt não do có nguồn gốc tuỷ; 4. Suy nhược thần kinh, suy mòn; 5. Ho lao mạn tính; 6. Đái dầm; 7. Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng.
Cách dùng
Người lớn ngày dùng trung bình mỗi lần 0,05g (24 giờ 0,15g). Liều tối đa một lần 0,10g (24 giờ 0,30g). Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng. Từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Còn dùng dạng cao rượu và cồn thuốc. Không dùng quá liều qui định. Người có bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Dùng ngoài, lấy bột Mã tiền giã ra trộn với dầu xát ghẻ lở ngoài da và làm thuốc diệt chuột. Vỏ cây cũng dùng xức ghẻ lở, phong cùi. Những người bị trúng phong lấy vỏ sắc cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Keo đẹp: thuốc long đờm
Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi
Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Nga trưởng: uống trị sốt
Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.
Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Mua thường, giải độc thu liễm
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Mô ca, thuốc chữa các vết thương
Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy
Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết
Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.
Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng
Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc
Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống
É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu
Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun
Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt
Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.
Báng, cây thuốc bổ
Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu
Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng
Đậu tây: cây thuốc ổn định đường huyết
Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết, Đậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim.
Đưng láng, cây thuốc trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai
Đỗ trọng dây vỏ hồng: cây thuốc trị bệnh bạch bào sang
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.
Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương
Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn
Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun