Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

2018-01-06 11:05 AM
Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ma hoàng, Thảo ma hoàng - Ephedra sinica Stapf, thuộc họ Ma hoàng - Ephedraceae.

Mô tả

Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài 3-6cm, trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hoá thành vấy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cứng. Hoa đực, hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.

Hoa tháng 5-6, có hạt tháng 7-8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Ephedrae, thường gọi là Ma hoàng.

Nơi sống và thu hái

Cây được nhập trồng thí nghiệm ở vườn thuốc Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái thân cây bó lại thành bó. Dùng thân, bỏ đốt. Cắt ngắn độ 2-3cm để dùng. Có thể tẩm mật hoặc tẩm giấm sao qua. Người ta còn dùng chiết hoạt chất.

Thành phần hoá học

Có l-ephedrine d-pseudoephedrine, l- norephedrine, ephedroxane, 2,3,5,6-tetraethylpyrezine.

Tính vị, tác dụng

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù.

Công dụng

Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5-10g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc

Chữa cảm mạo, viêm phế quản, hen suyễn: Ma hoàng 8g. Hạnh nhân 8g. Quế chi 6g, Cam thảo 4g, nước 600mg, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày.

Chữa viêm phế quản mạn tính, lao: Ma hoàng 5g, Bán hạ 2g. Tế tân 3g, Ngũ vị tử 1g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ghi chú

Những người biểu hư, ra mồ hôi nhiều và phổi nóng không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Choại: uống trị các cơn sốt

Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.

Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm

Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.

Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ

Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi

Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.

Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch

Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch

Mần mây: làm chắc chân răng

Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu

Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.

Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị

Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét

Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Muồng trĩn, dùng trị ho

Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân

Gai kim: cây thuốc long đờm ngừng ho

Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho, Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa.